FCA logo

Chỉ Thị Trước về Chăm Sóc Sức Khỏe và POLST (Advance Health Care Directives and POLST)

Chỉ Thị Trước về Chăm Sóc Sức Khỏe Trước (Advance Health Care Directive, ADHC) cho phép quý vị bổ nhiệm một người (người đại diện chăm sóc sức khỏe, người được ủy quyền, người được đại diện hoặc người thay thế) để đưa ra quyết định thay cho quý vị nếu quý vị không thể tự lên tiếng. Chỉ thị này còn được gọi là Giấy Ủy Quyền Chăm Sóc Sức Khỏe Dài Hạn, Đạo Luật Qua Đời Tự Nhiên, Chỉ Thị Cho Các Bác Sĩ hoặc Di Chúc Khi Còn Sống. (Di chúc khi còn sống có một chút khác biệt; hãy kiểm tra xem nội dung được công nhận ở tiểu bang của quý vị.) Các tiểu bang đều công nhận ADHC, nhưng mỗi tiểu bang có các hình thức riêng, vì luật pháp giữa các tiểu bang khác nhau.

Chỉ Thị Trước về Chăm Sóc Sức Khỏe

Tác dụng của chỉ thị này là gì?

  • Cho phép người mà quý vị bổ nhiệm có thẩm quyền hợp pháp đưa ra các quyết định chăm sóc sức khỏe thay cho quý vị nếu quý vị không còn khả năng tự lên tiếng.
  • Cho phép quý vị đưa ra chỉ dẫn cụ thể bằng văn bản cho việc chăm sóc sức khỏe trong tương lai của mình trong trường hợp xảy ra bất kỳ tình huống nào mà quý vị không còn có thể tự lên tiếng được nữa.
  • Quý vị chịu trách nhiệm cho các quyết định chăm sóc sức khỏe của mình, cho đến khi nào quý vị còn có thể đưa ra các quyết định đó, trừ khi quý vị chỉ định một cách khác.
  • Theo luật định, các bác sĩ và người đại diện của quý vị có nghĩa vụ tuân theo các chỉ dẫn chăm sóc sức khỏe của quý vị.

Người đại diện của quý vị có quyền:

  • Đưa ra quyết định liên quan đến bất cứ phương pháp điều trị nào, không chỉ riêng điều trị duy trì sự sống
    • Quý vị có thể trao quyền hạn giới hạn cho người đại diện hoặc quyền hạn rộng lớn cho người đại diện
  • Bắt đầu trợ giúp quý vị trước khi quý vị mất khả năng nếu quý vị xác định đây là điều mình muốn
  • Lựa chọn hoặc hủy bỏ các cơ sở và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc
  • Chấp nhận hoặc từ chối các phương pháp điều trị cụ thể
  • Hủy bỏ hoặc tạm dừng điều trị duy trì sự sống
  • Quyết định hiến tặng bộ phận của cơ thể, ví dụ: hiến tặng mô hoặc nội tạng
  • Cho phép, hạn chế hoặc cấm khám nghiệm tử thi, trừ khi pháp luật yêu cầu
  • Chỉ đạo việc chôn cất hay hỏa táng và lên kế hoạch tổ chức tang lễ hoặc lễ truy điệu

Những điều người đại diện của quý vị không thể thực hiện:

  • Không thể đưa ra quyết định về mặt pháp lý hoặc tài chính trừ khi được trao quyền thông qua Giấy Ủy Quyền Dài Hạn Về Tài Sản/Tài Chính
  • Không thể từ chối các biện pháp chăm sóc thoải mái dành cho quý vị
  • Không thể chịu trách nhiệm về các hóa đơn y tế của quý vị trừ khi người đó cũng có Giấy Ủy Quyền Về Tài Chính
  • Không thể truy cập hồ sơ y tế của quý vị chừng nào quý vị vẫn có đủ khả năng để đưa ra quyết định chăm sóc sức khỏe của riêng mình. AHCD không phải là một bản tiết lộ thông tin. Đạo Luật Về Trách Nhiệm Giải Trình Và Tính Di Động của Bảo Hiểm Y Tế (Health Insurance Portability and Accountability Act, HIPPA) bảo vệ quyền riêng tư của quý vị trừ khi quý vị ký một bản tiết lộ thông tin với bác sĩ điều trị. Tuy nhiên, các hệ thống y tế đôi khi công nhận AHCD như một bản tiết lộ thông tin có hiệu lực.

Làm thế nào để tôi chọn một người đại diện?

  • Người này phải trên 18 tuổi.
  • Chỉ định một người đại diện chính và hai người đại diện thay thế trong trường hợp người đại diện chính không có mặt, không sẵn lòng hoặc không thể thay mặt cho quý vị.
  • Không nhất thiết phải là người sống trong khu vực địa lý của quý vị, nhưng nếu người đại diện không thuộc cùng khu vực địa lý, thì quý vị nên có những người đại diện thay thế ở gần để phòng trường hợp cần phải đưa ra quyết định ngay lập tức và/hoặc giám sát lâu dài quá trình chăm sóc.
  • Chọn người mà quý vị tin tưởng; có thể là vợ/chồng, bạn đời, thành viên gia đình, bạn bè.
  • Không nhất thiết phải là cùng một người đã được ủy quyền về tài chính.
  • Một người biết giá trị và niềm tin cá nhân của quý vị.
  • Một người mà quý vị đã nói chuyện về những vấn đề này.
  • Một người sẵn lòng/có thể làm những gì quý vị muốn họ làm, người chia sẻ giá trị và niềm tin của quý vị về chăm sóc y tế và việc qua đời.
  • Không thể là bác sĩ, chuyên gia chăm sóc sức khỏe của quý vị hoặc một người nào đó làm việc trong một cơ sở chăm sóc sức khỏe, chẳng hạn như viện dưỡng lão, nơi quý vị đang được chăm sóc.

Tôi lấy văn kiện AHCD ở đâu?

  • Tất cả các bệnh viện và văn phòng bác sĩ đều có văn kiện này
  • Chương trình thanh tra chăm sóc dài hạn
  • Dịch vụ pháp lý dành cho người cao tuổi
  • Thông tin và giới thiệu dành cho người cao tuổi (thường thuộc Cơ Quan Khu Vực Dành Cho Người Cao Tuổi)
  • Hiệp hội y khoa của tiểu bang
  • Luật sư

Làm cách nào để tôi hoàn thành các văn kiện này?

  • Quý vị phải đủ 18 tuổi và có đủ năng lực tâm thần.
  • Quý vị có thể viết các nguyện vọng chăm sóc sức khỏe của mình riêng biệt bên ngoài và đính kèm vào văn kiện AHCD trong trường hợp người đại diện của quý vị không có mặt trong trường hợp khẩn cấp.
  • Điều này cũng sẽ trợ giúp người đại diện của quý vị khi họ phải đưa ra quyết định và có thể giúp giảm mâu thuẫn gia đình nếu có bất đồng về một quyết định được đưa ra. Ký tên và ghi ngày tháng vào mọi trang giấy được đính kèm với AHCD.
  • Không cần phải có luật sư.
  • Quý vị phải tự mình ký tên vào văn kiện.
  • Phải có hai người không được chỉ định làm người đại diện làm nhân chứng hoặc có thể đem công chứng mẫu này.
  • Nhân chứng không được phép là người đại diện hoặc người đại diện thay thế của quý vị, bác sĩ của quý vị, hoặc nhân viên của khu dân cư hoặc cơ sở chăm sóc sức khỏe.
  • Một nhân chứng không được phép là thành viên trong gia đình theo huyết thống, theo hôn nhân hoặc nhận nuôi và không được hưởng bất kỳ phần nào trong tài sản thừa kế của quý vị.
  • Nếu quý vị là cư dân của một viện điều dưỡng chuyên môn thì một người làm chứng phải là người hỗ trợ bệnh nhân hoặc thanh tra viên do tiểu bang chỉ định.
  • Có thể thay đổi hoặc thu hồi bất kỳ lúc nào quý vị muốn, miễn là quý vị có đủ khả năng để đưa ra quyết định.
  • Việc lập văn kiện AHCD mới sẽ tự động thu hồi văn kiện AHCD trước đó của quý vị.
  • Nếu quý vị thay đổi văn kiện AHCD, hãy thông báo cho các bên liên quan về mong muốn của quý vị hoặc về những người đại diện mới.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi không có người đại diện?

  • Cần phải có người đưa ra quyết định khi người bệnh không thể thực hiện điều đó.
  • Các bác sĩ, nhân viên bệnh viện và những người thân yêu sẽ cố gắng hết sức mình.
  • Thường thì điều đó có nghĩa là không theo như những gì quý vị mong muốn.
  • Nếu các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đưa ra quyết định, họ sẽ làm tất cả những gì có thể để duy trì sự sống cho quý vị.
  • Những gì họ quyết định có thể không phải là những gì quý vị mong muốn.
  • Tòa án có thể chỉ định một người bảo hộ hoặc người giám hộ để quyết định thay cho quý vị.

Tôi có và không có những lựa chọn nào liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe?

  • Chấp nhận hoặc từ chối các biện pháp hỗ trợ sự sống, chẳng hạn như ống truyền thức ăn, máy thở, khử rung tim, lọc máu và cấp cứu hồi sinh tim phổi (Cardiopulmonary Resuscitation, CPR).
  • Chỉ định các hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cụ thể mà quý vị có thể có, liên quan đến việc chấp nhận hoặc từ chối điều trị những bệnh như nhiễm trùng đường tiểu (urinary tract infection, UTI), viêm phổi, sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh, tiêm phòng cúm, giải phẫu, v.v.
  • Quý vị có thể tuyên bố rằng quý vị không muốn sử dụng các phương pháp điều trị kéo dài sự sống nếu quý vị sẽ không bao giờ phục hồi sức khỏe thể chất và tinh thần để có thể sống mà không cần đến sự chăm sóc và giám sát liên tục.
  • Quý vị cũng có thể tuyên bố rằng quý vị chỉ muốn nhận dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ hoặc chăm sóc thoải mái.
  • Hoặc quý vị có thể tuyên bố rằng quý vị muốn cuộc sống của mình kéo dài càng lâu càng tốt.
  • Quý vị có thể đề cập đến mong muốn của quý vị trong trường hợp chấn thương, bất tỉnh trong thời gian kéo dài, chẩn đoán sa sút trí tuệ, v.v.
  • Quý vị có quyền duy trì quá trình điều trị, cũng như có quyền từ chối điều trị.
    • Mỗi sự kiện xảy ra đều được coi là một phương pháp điều trị mới, chẳng hạn như uống thuốc hàng ngày, lọc máu hoặc thở máy.
  • Các bác sĩ có thể trình bày thông tin về tình trạng “chăm sóc y tế không còn lợi ích”—bác sĩ thông báo cho quý vị rằng việc điều trị thêm sẽ không thay đổi kết quả.
  • Trước khi đưa ra những quyết định này, cần phải thảo luận với một chuyên gia chăm sóc sức khỏe đã nắm được đầy đủ thông tin cũng như gia đình, giáo sĩ, v.v.
    • Hãy hỏi những gì có thể xảy ra với quý vị trong những ngày cuối đời và những gì người thân của quý vị cần đối diện nếu quý vị đang phải đối mặt với bệnh hiểm nghèo.
    • Nếu nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị từ chối tuân theo các mong muốn đã nêu của quý vị hoặc các quyết định của người đại diện của quý vị vì lương tâm hoặc các chính sách hoặc tiêu chuẩn của tổ chức của họ thì nhà cung cấp dịch vụ phải thông báo ngay cho quý vị hoặc người đại diện của quý vị và sắp xếp chuyển quý vị đến một nhà cung cấp khác.

Tôi cần phải làm gì sau khi hoàn thành văn kiện AHCD?

  • Hãy làm ra nhiều bản sao.
  • Nếu quý vị có bảng thông tin sức khỏe (vial of life), hãy cất vào đó một giấy có ghi rõ nơi lưu giữ văn kiện AHCD.
    • Quý vị có thể nhận bảng thông tin sức khỏe từ trạm cứu hỏa địa phương hoặc trực tuyến tại www.vialoflife.com.
    • Chứa các thông tin y tế quan trọng trong trường hợp khẩn cấp.
  • Cất giữ một bản sao tại nhà, ở một nơi mà quý vị và gia đình/người đại diện của quý vị biết.
  • Đưa một bản sao cho người đại diện và những người đại diện thay thế của quý vị.
  • Đưa một bản sao cho các thành viên gia đình không phải là người đại diện để họ biết được mong muốn của quý vị.
  • Đưa một bản sao cho mỗi bác sĩ của quý vị.
  • Đưa một bản sao cho luật sư của quý vị (AHCD có thể là một phần của tín mục hoặc các tài liệu pháp lý khác mà quý vị đã hoàn thành).
  • Nếu quý vị đến bệnh viện hoặc viện chăm sóc sức khỏe khác, hãy mang theo một bản sao và đưa cho nhân viên của bệnh viện.
  • Cất một thẻ hoặc giấy ghi chú vào ví hoặc túi xách của quý vị để cho biết rằng quý vị có AHCD.
    • Liệt kê số điện thoại của những người đại diện của quý vị.
    • Mang theo một bản sao khi quý vị đi du lịch hoặc sao chụp trên các thiết bị điện tử của quý vị trong mục ICE (trong trường hợp khẩn cấp).
  • Nếu quý vị sống bên ngoài tiểu bang nguyên quán của mình trong một khoảng thời gian dài, hãy hoàn thành văn kiện AHCD cho tiểu bang nơi quý vị đang sinh sống.

DNR: Do Not Resuscitate (Không Cấp Cứu Hồi Sinh Tim Phổi)

  • Đây là lệnh của bác sĩ cho biết rằng quý vị không muốn được hồi sinh, ví dụ: không được thực hiện CPR (cấp cứu hồi sinh tim phổi), trong trường hợp tim ngừng đập hoặc ngừng thở.
  • Hãy thảo luận với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của quý vị và liệu điều này có phù hợp hay không.
  • Vì là y lệnh của bác sĩ nên điều này cần phải được lưu ý.
  • Nếu nhân viên cấp cứu y tế được gọi đến và quý vị không có DNR (hoặc Lệnh Bác Sĩ Điều Trị Duy Trì Sự Sống (Physician’s Orders for Life Sustaining Treatment, POLST)—xem bên dưới) trong nhà, thì về mặt pháp lý, họ cần phải làm mọi thứ có thể để hồi sức cho quý vị.
  • Nếu quý vị đến bệnh viện, quý vị có thể yêu cầu “No Code” (Không Cấp Cứu Hồi Sinh), có nghĩa là quý vị không muốn được cấp cứu hồi sinh tim phổi như đã nêu ở trên.

Xem tờ thông tin FCA Bệnh Nặng: Hồi Sinh Tim Phổi và Không Hồi Sinh

POLST: Lệnh Bác Sĩ Điều Trị Duy Trì Sự Sống)

  • Vào thời điểm này, không phải tất cả các tiểu bang đều chấp nhận văn kiện này, tuy nhiên ngày càng có nhiều tiểu bang chấp nhận nó.
  • Vì là lệnh của bác sĩ nên điều này cần phải được lưu ý.
  • Theo quý vị mọi lúc mọi nơi; nó có giá trị khi ở nhà, trong viện dưỡng lão, viện chăm sóc dài hạn và trong bệnh viện.
  • Hãy thảo luận với bác sĩ của quý vị và hoàn thành phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại của quý vị.
    • Có thể thay đổi và cập nhật khi tình trạng sức khỏe của quý vị thay đổi.
  • Đưa ra các lệnh khẩn cấp và lệnh của nhân viên y tế, dựa trên mong muốn của quý vị, làm cơ sở cho các hành động cần thực hiện trong trường hợp khẩn cấp.
  • Quý vị có thể chỉ định ba cấp độ chăm sóc:
    • “Chỉ Áp Dụng Các Biện Pháp Thoải Mái”
    • “Các Biện Pháp Can Thiệp Bổ Sung Hạn Chế”
    • “Điều Trị Toàn Bộ”
  • Cho biết những gì quý vị muốn và không muốn đối với quá trình điều trị cuối đời, ví dụ: ống truyền dinh dưỡng (dinh dưỡng nhân tạo), CPR, máy thở, kháng sinh, v.v.

Trao đổi về vấn đề này:

  • Nếu chúng ta không lập kế hoạch và chia sẻ ý tưởng của mình với những người chúng ta yêu thương, thì những người khác sẽ đứng ra thay thế vào đúng thời điểm chúng ta dễ bị tổn thương nhất, cần sự thấu hiểu và an ủi nhất và khao khát phẩm giá nhất.
  • Tìm cơ hội để nói chuyện với các thành viên trong gia đình về mong muốn của quý vị và quý vị suy nghĩ ra sao về những quyết định mà quý vị hoặc họ có thể phải đưa ra. Sử dụng các bài báo, các bộ phim, chương trình truyền hình hoặc trải nghiệm của những người khác để mở đầu cho những cuộc trò chuyện này.
  • Chơi trò “Điều gì xảy ra nếu…” —hãy hỏi bản thân và những người khác rằng họ mong muốn điều gì “nếu điều này hoặc điều kia xảy ra,” ví dụ: “Nếu quý vị bị xe buýt tông phải khi đang đi qua đường” hoặc “Nếu quý vị bị đột quỵ và không thể tự ăn uống”, v.v.
  • Thường xuyên trò chuyện, vì cả quý vị và những người thân yêu của quý vị đều có thể thay đổi suy nghĩ của mình theo thời gian. Đôi khi, tốt nhất quý vị nên có nhiều cuộc trò chuyện ngắn và thường xuyên hơn.
     

Một số câu hỏi có thể giúp mở đầu cuộc trò chuyện:

  • Quý vị sợ hãi điều gì?
  • Quý vị có thể chấp nhận những phương pháp điều trị và chăm sóc y tế nào?
  • Quý vị nghĩ gì về sự chăm sóc mà một người bạn đã nhận được khi đối mặt với căn bệnh hiểm nghèo?
  • Quý vị có muốn được hồi sinh nếu quý vị ngừng thở hoặc nếu tim quý vị ngừng đập hay không?
  • Điều gì thực sự xảy ra, đối với các vấn đề cá nhân, pháp lý, tài chính và y tế, khi một người qua đời, hoặc có thể cận kề cái chết? Quý vị có muốn biết thêm về những điều có thể xảy ra không?
  • Liệu những người thân yêu của quý vị có chuẩn bị sẵn sàng cho những quyết định mà họ có thể phải đưa ra không?
  • Quý vị muốn vào bệnh viện hay ở nhà hoặc ở một nơi khác nếu quý vị mắc bệnh nặng hoặc bệnh nan y? Quý vị có biết về các lựa chọn của mình, ví dụ như chương trình chăm sóc cuối đời hay không?
  • Dịch vụ chăm sóc của quý vị sẽ được thanh toán bằng cách nào? Có người nào đó có thẩm quyền thanh toán các hóa đơn chăm sóc của quý vị nếu quý vị không thể tự ký ngân phiếu hay không?
     

Những điều cần được cân nhắc:

  • Niềm tin về tôn giáo, niềm đau, sự đau khổ, chất lượng cuộc sống, cái chết và thế giới bên kia
    • Hãy trò chuyện với cố vấn tôn giáo về các mối quan tâm tâm linh
  • Mất phẩm giá, không được thấu hiểu, dùng thuốc an thần quá mức hoặc trong tình trạng bất tỉnh kéo dài, cô độc, qua đời ở một nơi xa lạ
  • Bỏ lại những người thân yêu hoặc những dự án chưa hoàn thành
  • Bỏ lại những người thân yêu của quý vị mà không có nguồn tài chính thích hợp
  • Các vấn đề pháp lý và tài chính của quý vị đã được thu xếp chưa?
  • Quý vị có di chúc hoặc quỹ tín mục không?

Xem tờ thông tin FCA Bệnh Nặng: Chống Chọi và Buông Xuôi.

Điều gì sẽ xảy ra nếu ai đó đã mất khả năng?

  • Tùy theo mức độ suy giảm người đó gặp phải và khả năng luật cho phép để ký các văn bản của họ
  • Nếu quý vị là người chịu trách nhiệm, quý vị cần tự hỏi bản thân những câu hỏi sau:
    • Tiên lượng là gì?
    • Đã biết người này thì quý vị nghĩ họ mong muốn gì trong tình huống này?
    • Có ai để quý vị tham khảo ý kiến về những điều mà người đó có thể mong muốn không?
    • Bệnh viện có ủy ban đạo đức hoặc nhân viên khác mà quý vị có thể tham khảo ý kiến giúp phân loại các phương án chăm sóc không?
    • Có thể tiếp cận những quyền lợi tài chính và bảo hiểm nào để cung cấp dịch vụ chăm sóc?

Tài Nguyên

Liên Hiệp Người Chăm Sóc Gia Đình
Trung Tâm Chăm Sóc Quốc Gia

(415) 434-3388 | (800) 445-8106
Trang web: www.caregiver.org
Tài nguyên: https://www.caregiver.org/vietnamese/
Email: info@caregiver.org
FCA CareNav: https://fca.cacrc.org/login.
Các Dịch Vụ theo Tiểu Bang: https://www.caregiver.org/connecting-caregivers/services-by-state/.

Liên Hiệp Người Chăm Sóc Gia Đình (FCA) tìm cách cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người chăm sóc thông qua giáo dục, dịch vụ, nghiên cứu và vận động ủng hộ. Thông qua Trung Tâm Quốc Gia về Chăm Sóc, FCA cung cấp thông tin về các vấn đề xã hội, chính sách công và chăm sóc hiện hành, cung cấp hỗ trợ trong việc phát triển các chương trình công và tư dành cho người chăm sóc, và hỗ trợ người chăm sóc trên toàn quốc tìm kiếm các nguồn lực trong cộng đồng của họ. Đối với cư dân của Khu Vực Vịnh San Francisco, FCA cung cấp các dịch vụ hỗ trợ gia đình trực tiếp cho những người chăm sóc người mắc bệnh Alzheimer, đột quỵ, xơ cứng teo cơ một bên (Amyotrophic Lateral Sclerosis, ALS), chấn thương đầu, bệnh Parkinson và các tình trạng sức khỏe suy nhược khác ảnh hưởng đến người lớn.

Các Tổ Chức và Đường Dẫn Liên Kết Khác

Năm Nguyện Vọng
www.agingwithdignity.org

Năm Nguyện Vọng là một tài liệu giúp quý vị bày tỏ cách quý vị muốn được điều trị trong trường hợp bị bệnh nặng và không thể tự nói chuyện.

Tổ Chức Chăm Sóc Cuối Đời và Chăm Sóc Giảm Nhẹ Quốc Gia
www.nhpco.org

POLST
Thông tin khách quan được cung cấp về công cụ lập kế hoạch chăm sóc trước này. Cung cấp lộ trình chương trình POLST hiện hành theo tiểu bang và biểu văn kiện POLST có thể tải xuống.
www.polst.org

Nolo
Nhà xuất bản tự lực về pháp luật với nhiều ấn phẩm và tài liệu văn kiện cho POLST, AHCD và các vấn đề liên quan.
www.nolo.com

Tờ thông tin này được Liên Hiệp Người Chăm Sóc Gia Đình biên soạn. ©2012 Family Caregiver Alliance. Bảo lưu mọi quyền.