FCA logo

Đau buồn và Mất mát

Giới thiệu

Thông thường chúng ta nghĩ đến đau buồn là một phản ứng đối với cái chết của ai đó. Nhưng còn có một cảm xúc đau buồn khác đến từ sự mất mát trong khi ai đó vẫn còn sống. Chúng ta thường trải qua cảm xúc đau buồn này khi chăm sóc ai đó bị bệnh mãn tính. Bệnh mãn tính, và đặc biệt là bất kỳ bệnh nào làm suy giảm khả năng nhận thức của một người, khiến những người chăm sóc và người thân của họ phải trải qua cảm xúc đau buồn và mất mát ngay từ bây giờ. Trong tài liệu thông tin này, chúng ta sẽ thảo luận về sự đau buồn liên quan đến cái chết và quá trình qua đời, và sự đau buồn liên quan đến bệnh mãn tính. Đau buồn là một cảm xúc tự nhiên đối với cái chết của một người thân trước, trong lúc và sau khi họ thực sự qua đời. Quá trình chấp nhận điều không thể chấp nhận được chính là cảm xúc đau buồn.

Bệnh Mãn Tính và Mất Mát

Với hầu hết các bệnh mãn tính, khả năng của một người sẽ có những thay đổi theo thời gian. Cho dù đó là người đang sống với bệnh Parkinson không còn khả năng cài nút áo, hoặc người đang chiến đấu với bệnh tiểu đường phải tuân theo một chế độ ăn uống đặc biệt, hoặc người mắc bệnh Alzheimer không thể nhớ quý vị là ai, những người chăm sóc phải điều chỉnh theo nhu cầu của người bệnh. Người chăm sóc có thể trải qua nhiều loại mất mát: mất độc lập; mất kiểm soát; mất tương lai mà họ đã tưởng tượng ra; mất an toàn tài chính; mất các mối quan hệ từng có; mất tự do, mất ngủ và mất hài hòa trong gia đình; mất người để chia sẻ công việc và nhiệm vụ khác; hoặc đơn giản là mất người để bàn tính chuyện. Những người mắc bệnh mãn tính không những phải điều chỉnh với nhiều mất mát tương tự, mà thêm vào đó còn—mất phẩm giá, mất khả năng di động, mất một tương lai được hoạch định cẩn thận hoặc mất nghỉ hưu, mất vai trò đã được thực hiện hoặc mất đi cảm nhận giá trị của họ (tất cả phụ thuộc vào tổn thương nào liên quan đến bệnh tật).

Thật dễ dàng để phớt lờ những mất mát này và chỉ tiếp tục làm những việc cần làm. Tuy nhiên, những mất mát này dẫn đến đau buồn, và đau buồn có thể dẫn đến buồn bã, trầm cảm, tức giận, tội lỗi, mất ngủ và các vấn đề về thể chất và cảm xúc khác. Điều quan trọng là phải nhận ra những mất mát của chúng ta, nhận ra cảm xúc của chúng ta và để bản thân cảm nhận đau buồn về những thay đổi đã xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Khi chúng ta có thể làm được điều này, cảm xúc của chúng ta thường sẽ ít bộc phát như những cơn giận dữ đè nặng lên bởi cảm giác tội lỗi, hoặc bao trùm lấy chúng ta như trầm cảm và tuyệt vọng; thay vào đó, có thể dễ dàng thể hiện điều này như một sự mất mát được chia sẻ của một thứ gì đó quý giá—mà gia đình và bạn bè có hoàn cảnh gần gũi có thể đồng cảm, dẫn đến giao tiếp sâu sắc hơn và mối quan hệ bền chặt hơn với những người đang trải qua mất mát cùng quý vị.

Viết nhật ký có thể giúp quý vị đặt tên và bày tỏ cảm xúc của mình về những mất mát này. Quý vị có thể kết hợp với việc viết nhật ký với lòng tri ân—những điều mà quý vị biết ơn. Cầu nguyện, thiền, các bài tập thư giãn, tham gia một nhóm hỗ trợ (hoặc đơn giản là nói chuyện với bạn bè hoặc nhà tư vấn) hoặc tạo một nghi lễ có thể giúp quý vị loại bỏ cường độ cảm xúc để quý vị có thể cảm thấy đau buồn nhưng cũng có thể chữa lành.

Mất trí nhớ mơ hồ

Mất trí nhớ mơ hồ là điều chúng ta trải qua khi ai đó vẫn “ở đó” nhưng cũng không phải “ở đó”. Điều này chủ yếu xảy ra khi ai đó bị suy giảm nhận thức do sa sút trí tuệ, chấn thương sọ não hoặc đột quỵ. Chúng ta cũng trải qua mất trí nhớ mơ hồ khi ai đó bị sa sút trí tuệ có “những khoảnh khắc minh mẫn”, khi họ sáng suốt và hiểu được trong một khoảng thời gian ngắn. Thật khó để không nghĩ rằng liệu thỉnh thoảng họ có thể làm điều này, họ có thể làm mọi lúc. Khi họ trở lại trạng thái bối rối, chúng ta thường cảm thấy tức giận, bực bội và thất vọng—đau buồn tăng thêm. (Tham khảo tài liệu thông tin của FCA để biết thêm thông tin về chủ đề này.)

Đau buồn đoán trước

Khi chăm sóc ai đó trong một thời gian dài, chúng ta có thể bắt đầu đau buồn về người đó rất lâu trước khi họ qua đời, chúng ta đau buồn vì mất đi “con người trước đây” của họ. Trải qua mất mát hàng ngày, cũng như lường trước sự mất mát vào cuối đời, biết điều gì sắp xảy ra, có thể đau đớn như mất mát liên quan đến cái chết. Người chăm sóc có thể cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ vì “ước gì mọi chuyện xong cho rồi” hoặc nghĩ về người thân của họ như đã “ra đi” (đặc biệt khi ai đó bị suy giảm nhận thức). Điều quan trọng là phải nhận ra những cảm xúc này là bình thường. Cuối cùng, đau buồn đoán trước là một cách cho phép chúng ta chuẩn bị tinh thần cho những điều không thể tránh khỏi. Chuẩn bị cho cái chết của một người thân có thể cho phép các thành viên trong gia đình suy ngẫm và giải quyết những vấn đề chưa được giải quyết, lên kế hoạch cuối đời cho tang lễ và chôn cất, và trải nghiệm nỗi đau của họ theo từng giai đoạn. Đôi khi, khi ai đó đau buồn về cái chết trong một thời gian dài, thì sẽ ít đau buồn hơn khi một người qua đời; đôi khi còn đau đớn hơn khi một người qua đời.

Đau buồn lúc Qua Đời

Đau buồn là một cảm xúc tự nhiên, một trải nghiệm thường thấy khiến chúng ta là con người. Bởi vì cảm xúc đó rất mãnh liệt và không thoải mái, chúng ta thường cố gắng tìm cách để tránh bị tràn ngập cảm xúc này—thông qua xao lãng và bận rộn. Chúng ta đau buồn vì thiếu đi một người thân; cảm giác mất mát sâu sắc, sự thay đổi vai trò làm xáo trộn và chúng ta có thể trở nên không chắc chắn về danh tính của mình. Người chăm sóc thường ở trong tình huống phải thay đổi hoàn cảnh của họ—nơi sống, những lo lắng về tài chính, các mối quan hệ—cùng với nỗi sợ hãi không biết điều gì đang chờ đợi phía trước.

Đau buồn kéo dài một thời gian dài. Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng đau buồn dữ dội kéo dài từ ba tháng đến một năm và nhiều người tiếp tục trải qua đau buồn sâu sắc trong hai năm hay lâu hơn nữa. Xã hội của chúng ta hy vọng chúng ta sẽ “ổn” trong khoảng hai tuần. Thông thường chúng ta nghĩ rằng có điều gì đó không ổn xảy ra với chúng ta nếu đau buồn “kéo dài quá lâu”. Quá trình đau buồn phụ thuộc vào hệ thống niềm tin, tôn giáo, kinh nghiệm sống của chúng ta và loại mất mát phải gánh chịu. Nhiều tín ngưỡng và nền văn hóa có các nghi lễ để ghi nhận đau buồn và mất mát trong ít nhất một năm đầu tiên sau khi người thân qua đời. Chúng ta cũng mong muốn các thành viên khác trong gia đình bộc lộ sự đau buồn theo cách chúng ta làm, ngay cả khi chúng ta có thể nói rằng mọi người đau buồn theo cách khác nhau. Đau buồn không có cách nào đúng hay sai; đau buồn là một quá trình của cá nhân. Nhiều người tìm thấy niềm an ủi khi chia sẻ nỗi đau của họ với gia đình và bạn bè; những người khác tìm thấy niềm an ủi bằng cách tham dự các nhóm hỗ trợ đau buồn được cung cấp trong mỗi cộng đồng thông qua chương trình chăm sóc cuối đời của họ tại địa phương (ngay cả khi quý vị không có dịch vụ chăm sóc cuối đời). Nếu quý vị đang cảm thấy quá sức chịu đựng và lo lắng về quá trình đau buồn của chính mình trong một thời gian dài, hãy tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia.

Khi ai đó đột ngột qua đời, phản ứng đầu tiên của chúng ta thường là phủ nhận, sau đó là sốc, bối rối và đau đớn. Các cơn đau tim và đột quỵ gây tử vong, tai nạn xe hơi và tự tử có thể khiến các thành viên trong gia đình gặp khó khăn và tìm kiếm câu trả lời. Trong trường hợp này, các thành viên trong gia đình có thể bị để lại với những vấn đề chưa được giải quyết, chẳng hạn như cảm giác tội lỗi, tức giận, lo lắng, tuyệt vọng và cảm giác trống rỗng. Đôi khi chúng ta phải học cách tha thứ cho bản thân và người thân đã qua đời của chúng ta. Có thể mất nhiều thời gian hơn để phục hồi sau mất mát này và điều quan trọng là cho bản thân thời gian để đau buồn trước khi thúc đẩy bản thân “bước tiếp”. Nhận hỗ trợ từ gia đình, giáo sĩ, bạn bè và các nhóm hỗ trợ đau buồn có thể giúp đỡ.

Các Triệu Chứng Đau buồn

Đau buồn ảnh hưởng đến toàn bộ con người chúng ta—về mặt thể chất, xã hội, cảm xúc và tinh thần. Mỗi người sẽ có các triệu chứng khác nhau. Nếu quý vị đã từng bị mất mát trước đây, bạn có thể trải qua cảm xúc đau buồn lần này theo cách tương tự hoặc cách khác, tùy thuộc vào tình huống, mối quan hệ của quý vị với người đã khuất và các yếu tố tình cảm quan trọng khác trong cuộc sống của quý vị vào thời điểm đó. Văn hóa, tôn giáo và các chuẩn mực xã hội ảnh hưởng đến những gì chúng ta cảm thấy thoải mái khi thể hiện với người khác và thậm chí cả những gì chúng ta cảm thấy thoải mái khi thừa nhận với bản thân.

Về mặt thể chất

  • Khóc
  • Thở dài
  • Thiếu năng lượng/kiệt sức/suy nhược/mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Đau bụng, chán ăn
  • Ăn quá nhiều, đặc biệt là đồ ăn giải khuây
  • Rối loạn giấc ngủ—ngủ quá nhiều hoặc quá ít, có những giấc mơ bị xáo trộn
  • Cảm giác nặng nề, đau, nhức
  • Quá bận rộn, ép bản thân làm quá nhiều việc
  • Có các hoạt động liều lĩnh, tự hủy hoại bản thân như uống quá nhiều

Về mặt xã hội

  • Cảm thấy cô đơn
  • Muốn cô lập bản thân khỏi giao tiếp xã hội, khó giả vờ cảm thấy ổn, bị người khác thúc ép gặp gỡ người ngoài
  • Cảm thấy tách biệt khỏi những người khác
  • Tức giận vì cuộc sống của người khác vẫn diễn ra bình thường còn của bạn thì không
  • Không muốn ở một mình, cảm thấy thiếu thốn và đeo bám

Về mặt cảm xúc

  • Buồn bã, khóc lóc
  • Tức giận/thất vọng/giận dữ
  • Bối rối/choáng ngợp
  • Tội lỗi
  • Lo lắng/bồn chồn/hoảng sợ
  • Khao khát
  • Bực dọc/cáu kỉnh
  • Các vấn đề về trí nhớ, cảm thấy mất tập trung, bận tâm
  • Trầm cảm
  • Phấn chấn
  • Cam chịu thụ động
  • Cảm xúc dao động
  • Cảm giác thiếu kiểm soát
  • Những người khác có thể thấy bạn “vô lý” hoặc “phản ứng thái quá”

Về mặt tâm linh

  • Đặt câu hỏi về đức tin/ý nghĩa cuộc sống/đau buồn
  • Đặt câu hỏi về lý do tử vong/bệnh tật
  • Giận Chúa
  • Đến gần hơn với đức tin/Chúa để được an ủi
     

Các Giai Đoạn Đau buồn

Không có lộ trình nào để đối phó với đau buồn. Có những giai đoạn mà hầu hết mọi người đều trải qua, nhưng chúng không phải là một con đường đi từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 2, v.v. Chúng ta “ghé thăm” những giai đoạn này vào các thời điểm khác nhau trong suốt quá trình đau buồn, tùy thuộc vào những gì đang xảy ra trong cuộc sống của chúng ta, chẳng hạn như những dịp đặc biệt, ngày kỷ niệm và sinh nhật. Và chúng ta có thể trở lại một giai đoạn nhiều năm sau đó, chẳng hạn như cô đơn và cô lập hoặc trầm cảm. Mặc dù Elizabeth Kübler-Ross đã xác định năm giai đoạn dưới đây, nhưng nhiều bác sĩ lâm sàng cho rằng có nhiều giai đoạn hơn hoặc giai đoạn khác nhau.

  • Sốc/không chấp nhận
    • Khó chấp nhận sự thật về cái chết, chẩn đoán hoặc thực tế mới, tê liệt
    • Mất khả năng thực hiện các sinh hoạt thường ngày
  • Giận dữ
    • Giận dữ với bản thân, người khác, chuyên gia (đặc biệt là bác sĩ), Chúa, cuộc sống
    • Cảm thấy vô dụng và bất lực, bị bỏ rơi
  • Thương lượng
    • Thực hiện “thỏa thuận” với Chúa hoặc bạn bè với hy vọng thay đổi tình hình
    • Nghĩ về “những gì đáng lẽ có thể xảy ra” hoặc “lẽ ra phải làm khác đi”
  • Trầm Cảm
    • Cảm thấy choáng ngợp với mất mát và thay đổi, buồn bã, hối tiếc, sợ hãi, lo lắng
    • Cô đơn, cô lập, tủi thân, trống rỗng, lạc lõng
  • Chấp nhận
    • Thích nghi với thực tế mới, bắt đầu tiến tới
    • Cảm giác hy vọng, phục hồi và hòa nhập
       

Giúp Đỡ Những Người Đang Đau buồn

Chúng ta thường cảm thấy không thoải mái khi tiếp cận một người mà chúng ta biết họ đang đau buồn. Thật khó để biết phải nói gì hoặc làm gì. Dưới đây là một số mẹo:

  • Luôn sẵn sàng. Đưa ra hỗ trợ theo cách kín đáo nhưng kiên trì.
  • Lắng nghe mà không đưa ra lời khuyên.
  • Không kể những câu chuyện về trải nghiệm của chính quý vị về sự đau buồn. Vì điều này có thể làm cho nổi đau buồn của họ bị gạt qua.
  • Cho phép người đau buồn dùng các biểu hiện tức giận hoặc cay đắng, bao gồm cả những biểu hiện chống lại Chúa. Đây có thể là hành vi bình thường nhằm tìm kiếm ý nghĩa của những gì đã xảy ra.
  • Nhận ra rằng không ai có thể thay thế hoặc đảo ngược được mất mát. Để phục hồi, cá nhân đó phải chịu đựng quá trình đau buồn. Cho phép họ cảm nhận nỗi đau.
  • Kiên nhẫn, tử tế và thấu hiểu mà không có thái độ kẻ cả. Không tuyên bố quý vị “biết” người kia đang cảm thấy gì.
  • Đừng ép buộc cá nhân chia sẻ cảm xúc nếu họ không muốn.
  • Ở kề cận để động viên và chăm sóc có thể mang lại sự thoải mái tuyệt vời cho tang quyến. Đừng ngần ngại chia sẻ một cái ôm hoặc một cái nắm tay khi thích hợp.
  • Ở lại đó sau cùng, khi tất cả bạn bè và gia đình đã quay trở lại với công việc thường ngày của họ.
  • Nhớ những ngày lễ, ngày sinh nhật và ngày kỷ niệm có ý nghĩa quan trọng đối với tang quyến. Hãy hỗ trợ trong thời gian này.
  • Đừng sợ khi nhắc người đó về sự mất mát; họ đang nghĩ về điều đó. Chia sẻ những câu chuyện và kỷ niệm về người đã khuất.
  • Gửi thiệp, hoa, mang thức ăn, đề nghị làm việc nhà, hiến tặng từ thiện đến một nơi quan trọng đối với người đã qua đời hoặc người đang đau buồn.
     

Chăm Sóc Bản Thân QUÝ VỊ

Thật khó để tự chăm sóc bản thân trong thời điểm khó khăn. Tin tưởng vào quá trình của chính mình sẽ giúp quý vị thực hiện những điều cần làm để chăm sóc bản thân tốt nhất. Thừa nhận cảm xúc của mình—tốt và xấu—sẽ giúp quý vị đối phó tốt hơn với bất cứ điều gì đang xảy ra. Đọc, viết nhật ký cho mình, nhận hỗ trợ, ở ẩn hoặc làm bất cứ điều gì quý vị đang ấp ủ.

Tài Nguyên

Liên Hiệp Người Chăm Sóc Gia Đình
Trung Tâm Chăm Sóc Quốc Gia

(415) 434-3388 | (800) 445-8106
Trang web: www.caregiver.org
Tài nguyên: https://www.caregiver.org/vietnamese/
Email: info@caregiver.org
FCA CareNav: https://fca.cacrc.org/login
Các Dịch Vụ theo Bang: https://www.caregiver.org/connecting-caregivers/services-by-state/

Liên Hiệp Người Chăm Sóc Gia Đình (Family Caregiver Alliance, FCA) tìm cách cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người chăm sóc thông qua giáo dục, dịch vụ, nghiên cứu và vận động ủng hộ. Thông qua Trung Tâm Chăm Sóc Quốc Gia, FCA cung cấp thông tin về các vấn đề xã hội, chính sách công và những vấn đề về chăm sóc hiện tại, đồng thời hỗ trợ phát triển các chương trình công và tư dành cho người chăm sóc. Đối với cư dân Vùng Vịnh San Francisco mở rộng, FCA cung cấp dịch vụ hỗ trợ gia đình trực tiếp cho những người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer, đột quỵ, chấn thương đầu, Parkinson và mắc các chứng rối loạn suy nhược khác gây tổn thương cho người trưởng thành.

Các tổ chức và đường dẫn khác

Trung Tâm Mất Mát và Chuyển Đổi Cuộc Sống
www.centerforloss.com

Tổ Chức Chăm Sóc Cuối Đời và Chăm Sóc Giảm Nhẹ Quốc Gia
www.nhpco.org

Tổ Chức Chăm Sóc Cuối Đời Hoa Kỳ
www.hospicefoundation.org

Trung Tâm Truyền Thông của Tổ Chức Nghiên Cứu Bệnh Alzheimer
https://www.alzinfo.org/

Tài liệu khuyến nghị

Beyond SympathyWhat to Say and Do for Someone Suffering an Injury, Illness or Loss, Janice Harris Lord, Pathfinder Publishing, 1992.

Don’t Take My Grief AwayDoug Manning, BookBaby, 2013.

A Journey Through Grief: Gentle, Specific Help to Get You Through the Most Difficult Stages of Grieving, Alla Renee Bozarth, Hazeldon Publishing, 2010.


Tài liệu thông tin này do Liên Hiệp Người Chăm Sóc Gia Đình (Family Caregiver Alliance) biên soạn, sửa đổi và cập nhật vào năm 2013, và Rabbi Jon Sommer, Mạng Lưới Người Chăm Sóc Đau Buồn Chuyên Nghiệp hiệu đính vào tháng 10 năm 2013. Bản quyền thuộc về © 1996, 2013 Family Caregiver Alliance. Bảo lưu mọi quyền.