FCA logo

Chăm Sóc 101: Trở Thành Người Chăm Sóc (Caregiving 101: On Being a Caregiver)

listen

Nghe

Để nghe thông tin này, nhấp vào liên kết dưới đây:

Phần 1: Trở Thành Người Chăm Sóc

Phần 2: ‘IRS của việc chăm sóc’: Information (thông tin), Respite (nghỉ ngơi) và Support (hỗ trợ)

Việc chăm sóc thường sẽ tăng dần với bạn. Bạn bắt đầu bằng việc tạt qua nhà mẹ mình và giặt giũ, hoặc đưa cha bạn đến một buổi hẹn bác sĩ. Bạn đi mua đồ tạp hóa và mua thêm thuốc theo toa. Dần dần, bạn sẽ làm càng ngày càng nhiều. Đến một lúc, bạn nhận ra rằng mình đã thực hiện cam kết chăm sóc một ai đó.

Đôi khi, việc chăm sóc gây ra bởi biến cố sức khỏe lớn, như là đột quỵ, đau tim hoặc tai nạn. Có thể bạn đột nhiên nhận ra sự sa sút trí nhớ của cha bạn đã trở nên nguy hiểm. Cuộc sống mà bạn biết dừng lại, và tất cả năng lượng của bạn để dành cho việc chăm sóc người thân của mình. Việc chăm sóc đã trở thành nghề nghiệp mới của bạn và bạn điều chỉnh thành một điều bình thường mới.

Vai trò người chăm sóc

Người chăm sóc có thể là vợ/chồng, bạn đời, con cái trưởng thành, cha mẹ, người thân khác (anh/chị/em, cô dì, cháu gái/cháu trai, họ hàng bên vợ/chồng, cháu nội, cháu ngoại), bạn bè, hàng xóm. Cho dù mối quan hệ của bạn với người mà bạn chăm sóc là gì, điều quan trọng là bạn phải thêm tiêu đề người chăm sóc vào danh sách những việc bạn làm.  Nếu không xác định mình là người chăm sóc, bạn sẽ không biết cách tìm kiếm nguồn lực có thể giúp bạn đảm nhận vai trò mới này.
 
Nhưng người chăm sóc cũng đóng những vai trò khác nữa. Bạn có thể làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian. Bạn có thể nuôi con, hoặc làm tình nguyện, làm vợ/chồng và có những cam kết gia đình khác. Thêm việc chăm sóc vào danh sách đó có thể dễ dàng dẫn đến chán nản và kiệt sức. Bạn có thể cần tìm đến các hệ thống dịch vụ xã hội, gọi cho bác sĩ khi bạn đang đi làm, biện hộ cho người bạn chăm sóc và chăm lo cho các nhu cầu hàng ngày của họ trong khi cố gắng làm tất cả những điều đó cho chính bản thân và gia đình mình.

Hiếm khi bạn được đào tạo cho một loạt các công việc mà bạn được yêu cầu làm khi là một người chăm sóc. Kết quả là, bạn có thể bị đau lưng vì bạn chưa nhận được ích lợi của việc đào tạo từ chuyên gia trị liệu vật lý về cách chuyển một người từ giường ra ghế hoặc từ xe lăn ra ô tô đúng cách. Hoặc bạn sẽ thấy mình đang cãi nhau với mẹ, người bị bệnh Alzheimer vì bạn chưa được học các kỹ năng cần thiết để giao tiếp với người bị suy giảm nhận thức.

Đây là một vài công việc phổ biến mà người chăm sóc hay làm:

  • Mua hàng tạp hóa, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, cung cấp vận chuyển
  • Giúp người được chăm sóc mặc đồ, tắm rửa, uống thuốc
  • Chuyển một người ra khỏi giường/ghế, hỗ trợ vật lý trị liệu, tiến hành các can thiệp y tế—tiêm, cho ăn qua ống, điều trị vết thương, điều trị hô hấp
  • Sắp xếp các buổi hẹn khám y tế, lái xe đến chỗ hẹn bác sĩ, tham gia buổi hẹn khám, theo dõi thuốc thang
  • Nói chuyện với bác sĩ, điều dưỡng, người quản lý chăm sóc và những người khác để hiểu những việc cần làm
  • Dành thời gian xử lý khủng hoảng và sắp xếp trợ giúp—đặc biệt là cho những người không thể ở một mình
  • Xử lý các vấn đề tài chính hoặc pháp lý khác
  • Là người đồng hành
  • (Thường) là người trợ giúp không công, sẵn sàng 24/7

Tất cả những điều bạn làm là gì? Hãy thử liệt kê ra, vừa để giúp bạn và những thành viên khác trong gia đình không ý thức được sự nỗ lực của bạn hiểu rõ.

Những bước đầu tiên cho người chăm sóc mới

  • Người chăm sóc mới rất dễ bị quá tải. Sau đây là một vài bước có thể có ích:
  • Xác định bản thân là một người chăm sóc
  • Có chẩn đoán tốt—từ bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ lão khoa nếu cần thiết—cho tình trạng sức khỏe của người thân của bạn
  • Tìm hiểu các kỹ năng cụ thể mà bạn có thể cần để chăm sóc cho người có chẩn đoán này (Ví dụ, chăm sóc người bị Bệnh sa sút trí tuệ vùng trán-thái dương khác với chăm sóc cho người mắc bệnh tim mạn tính)
  • Nói về mong muốn tài chính và chăm sóc sức khỏe
  • Hoàn thành các giấy tờ pháp lý, ví dụ như Giấy Ủy Quyền, Chỉ Thị Trước
  • Tập hợp gia đình và bạn bè để thảo luận về việc chăm sóc
  • Cập nhật cho họ tình hình hiện tại
  • Xác định các nguồn lực, kể cả cá nhân và trong cộng đồng
  • Tìm hỗ trợ cho bản thân và người thân
  • Hãy nhớ, bạn không đơn độc

Các điểm mấu chốt cho việc chăm sóc bản thân

  • Chỉ cần chuẩn bị một điều cho khủng hoảng ngắn hạn. Nhưng cần có các kỹ năng khác nhau để chăm sóc trong khoảng thời gian dài hơn. Bạn sẽ thành công hơn nếu bạn học cách chăm sóc bản thân, bắt đầu ngay lập tức. Một vài điều cần nhớ:
  • Bạn không thể hoàn hảo
  • Bạn có quyền với tất cả cảm xúc của mình (Xem Tờ Thông Tin của FCA Khía cạnh cảm xúc của việc chăm sóc.)
  • Trầm cảm là cảm xúc phổ biến nhất của những người chăm sóc lâu dài
  • Đặt các kỳ vọng thực tế—cho bạn và người thân
  • Tìm hiểu về bệnh và những gì bạn có thể kỳ vọng
  • Tìm hiểu về các kỹ năng bạn cần để chăm sóc cho người cần chăm sóc và các kỹ năng bạn có thể hoặc không thể thực hiện
  • Học cách nói “không” với những thứ bạn không thể làm
  • Học cách chấp nhận sự giúp đỡ từ những người khác
  • Xây dựng khả năng phục hồi
  • Xác định các yếu tố gây căng thẳng của bản thân
  • Xác định các kỹ năng đối phó của bản thân
  • Hãy nhớ ba điều chính để đối phó thành công:
    • Ăn đúng—dinh dưỡng tốt đối lập với việc ăn vặt khi căng thẳng. Hạn chế rượu và các loại ma túy khác
    • Tập thể dục—có thể khó có thời gian nhưng đó là cách tốt nhất chữa trầm cảm và giúp tăng endorphin (hoóc-môn đối phó “tốt”)
    • Ngủ—khó có thể ngủ 7-8 giờ, nhưng đó là cần thiết. Hãy thừa nhận khi bạn cảm thấy kiệt sức và tìm sự giúp đỡ

Quan trọng nhất là, hãy nhớ rằng việc chăm sóc cho bản thân cũng quan trọng như là chăm sóc cho người khác.

‘IRS của việc chăm sóc’: Information (thông tin), Respite (nghỉ ngơi) và Support (hỗ trợ)

THÔNG TIN

  • Giai đoạn đầu tiên của việc chăm sóc là thách thức nhất. Đây là khi bạn có ít thông tin nhất về những gì cần làm và những gì được mong đợi, và là khi bạn cảm thấy bất ổn và không chắc chắn nhất.
  • Bên cạnh các thông tin về bệnh/khuyết tật mà người thân đang phải đối phó, bạn cần phải hiểu thuốc và các can thiệp y tế của người đó. (Xem Tờ Thông Tin của FCA Hướng Dẫn về Thuốc và Lão Hóa cho Người Chăm Sóc.)
  • Bạn cần có kiến thức/kỹ năng nào để có thể chăm sóc cho người đó? Khi nào bạn cần được đào tạo để thực hiện công việc được yêu cầu? Làm thế nào để bạn có thể học cách thành công trong việc:
    • Cho ăn, tắm rửa, chải tóc hoặc mặc đồ cho một người?
    • Xử lý việc đi vệ sinh hoặc giải quyết việc không kiểm soát được tiểu tiện/đại tiện?
    •  Xử lý lịch dùng thuốc phức tạp?
    • Di chuyển một người hoặc giúp họ đi lại?
  • Căn bệnh này tiến triển như thế nào và việc đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc bản thân của người được chăm sóc như thế nào?
  • Hiện tại nhu cầu chăm sóc là gì và nhu cầu đó sẽ như thế nào trong tương lai?
  • Giới hạn thể chất hiện tại hoặc trong tương lai của người nhận chăm sóc là gì?
  • Bạn có thể dự kiến những thay đổi nào trong nhận thức?
    • Điều đó có đi kèm những thay đổi về hành vi có thể dự đoán không?
    • Tôi có thể xử lý những thay đổi này như thế nào?
    • Ví dụ, nếu bạn đang chăm sóc một người bị bệnh sa sút trí tuệ, bạn sẽ cần phải học các chiến lược giao tiếp để giúp bạn thành công hơn và tăng cường sự hợp tác.
  • Tình hình tài chính là gì? (Xem Tờ Thông Tin của FCA Những Điều Mọi Người Chăm Sóc Cần Biết về Tiền.)
    • Có bao nhiêu tiền dành cho việc chăm sóc?
    • Ai có thể tiếp cận số tiền này (hiện có Giấy Ủy Quyền Tài Chính nào không)?
    • Có khoản nợ hoặc hạn chế nào về việc sử dụng tiền không?
  • Có các vấn đề pháp lý nào mà bạn nên biết? (Xem Tờ Thông Tin của FCALập Kế Hoạch Pháp Lý cho Người Mất Năng LựcTìm Các Giấy Tờ Quan Trọng của Tôi Ở Đâu.)
    • Có Di Chúc không? Tín Thác?
    • Giấy Ủy Quyền Y Tế (còn gọi là Di Chúc Khi Sống) đã được hoàn thành chưa? (Xem Tờ Lời Khuyên của FCA, Chỉ Thị Trước về Chăm Sóc Sức Khỏe và POLST.)
    • Bạn có mẫu Cung Cấp Thông Tin đã ký và nộp cho (các) bác sĩ của người nhận chăm sóc không?    

Bạn có thể không biết về các nguồn lực chăm sóc cộng đồng, nhưng nguồn lực này có sẵn để giúp bạn. Bạn có thể tìm trợ giúp về vận chuyển, giao đồ ăn tại nhà, chương trình chăm sóc ban ngày, sửa nhà và hơn thế nữa trong hầu hết các cộng đồng. Để tìm hiểu về họ, hãy liên hệ với Cơ Quan Lão Hóa của Khu Vực (AAA) tại địa phương của bạn và tìm xem có sẵn những gì tại địa phương—không chỉ cho người thân, mà còn cho cả chính bạn. (Trong nhiều cộng đồng, có thể gọi đến AAA bằng cách quay số 211). Có nhiều phúc lợi mà bạn còn chưa nghĩ đến—hỏi về tài trợ Tiêu Đề IIIE, một phần của Đạo Luật Người Cao Tuổi Hoa Kỳ dành riêng cho người chăm sóc. Có thể có phúc lợi Cựu Chiến Binh. Các phúc lợi khác có thể được tìm thấy tại Eldercare Locator hoặc Family Care Navigator của FCA.

NGHỈ NGƠI

Chăm sóc thường là công việc 24/7, và mọi người đôi khi cần phải nghỉ ngơi. Đi nghỉ có thể cho bạn tầm nhìn và nhắc bạn rằng vẫn còn một thế giới ngoài kia. Nghỉ chăm sóc có thể cho bạn cơ hội kết nối với những người khác, để chia sẻ, cười đùa, cập nhật tình hình, làm mới mình. Nhưng nó cũng có thể là thời gian chỉ làm những thứ mà bạn thấy thư giãn, như là đọc sách mà không bị gián đoạn, ngủ một giấc ngắn hoặc đi dạo. Việc nghỉ ngơi này là một bước cần thiết trong việc chăm sóc bản thân để bạn có thể chăm sóc cho người khác.

Có thể nghỉ ngơi dưới nhiều hình thức, từ một kỳ nghỉ nhỏ, đến việc nhờ ai đó đến nhà bạn trong một vài giờ để bạn có thể tự làm những việc vặt hoặc đến bác sĩ. Chương trình chăm sóc ban ngày cho người trưởng thành tại địa phương có thể cung cấp đủ giờ chăm sóc—bao gồm cả vận chuyển—để bạn có thể đi làm hoặc thực hiện các nhu cầu hoặc quan tâm khác của bản thân. Một số cơ sở nội trú cũng cung cấp nghỉ ngơi tạm thời. Có thể có các quỹ thông qua Cơ Quan Lão Hóa của Khu Vực cũng như các tổ chức trong cộng đồng có thể giúp bạn có thời gian nghỉ ngơi cần thiết (cũng có thể có thông qua Cục Cựu Chiến Binh cho những người đủ điều kiện). Các cộng đồng tín ngưỡng, các tổ chức cho các bệnh cụ thể và mạng lưới bạn bè cũng có thể giúp ích.

Ban đầu, có thể không dễ để nghỉ ngơi. Đầu tiên, đó chính là sự miễn cưỡng trong nội tâm của bạn khi rời bỏ người thân, đặc biệt khi người đó cảm thấy bị bỏ rơi nếu bạn rời đi. Hoặc có mối lo sợ rằng điều gì đó sẽ xảy ra trong khi bạn vắng mặt và chỉ bạn biết cách chăm sóc cho người đó đúng cách. Bạn có thể cảm thấy tội lỗi và không chắc chắn về việc bạn có quyền có một khoảng thời gian vui vẻ nếu người thân đang phải chịu đựng bệnh tật. Bạn có thể lo ngại về chi phí. Nhưng hãy nhớ, bạn cũng phải chăm sóc cho bản thân nữa.

HỖ TRỢ

Bạn không thể làm một mình! Và, cũng như việc nghỉ ngơi, nhận hỗ trợ cho tình trạng chăm sóc của bạn sẽ giúp bạn chăm sóc bản thân tốt hơn. Bạn là người chăm sóc càng lâu, bạn sẽ càng trở nên cô lập. Bạn có thể nói bao nhiêu lần rằng “Tôi không thể làm cùng bạn” trước khi người ta ngừng gọi điện cho bạn? Nhưng việc thiếu giao tiếp xã hội này sẽ khiến cho sức khỏe của bạn tồi tệ hơn. Một lý do mà những người chăm sóc không nhận sự giúp đỡ họ cần là do việc chăm sóc cho bản thân có cảm giác như là “thêm một việc mà bạn phải làm.”

Nhưng tất cả chúng ta đều cần ai đó để nói chuyện. Các nhóm hỗ trợ người chăm sóc đặc biệt trong cộng đồng hoặc trực tuyến có thể giúp giảm cảm giác rằng bạn chỉ có một mình và giúp bạn học các kỹ năng đối phó từ những người khác có hoàn cảnh tương tự. (Xem Tờ Thông Tin của FCA Chăm Sóc BẢN THÂN: Chăm Sóc Bản Thân dành cho Người Chăm Sóc Gia Đình.)

Bên cạnh việc thêm căng thẳng vào một tình huống vốn đã khó khăn, việc chăm sóc có thể gây ra bất đồng trong gia đình, đặc biệt là khi bạn cảm thấy không nhận được trợ giúp và hỗ trợ mà bạn cần từ các thành viên trong chính gia đình mình. Sự phẫn nộ có thể hình thành từ tất cả các yếu tố. Nếu bạn đang xử lý mâu thuẫn trong gia đình, có thể cần phải có một buổi họp. (Xem Tờ Thông Tin của FCA Tờ Tổ Chức Cuộc Họp Gia ĐìnhChăm Sóc cùng với Anh/Chị/Em của Bạn.)
 

Yêu cầu trợ giúp

Hầy hết chúng ta thấy khó khăn khi yêu cầu trợ giúp. Khoảng 50% người chăm sóc không có bất kỳ trợ giúp nào từ bên ngoài. Khi ai đó hỏi họ có thể làm gì để giúp, hầu hết chúng ta đều nói: “Ồ không, mọi việc OK, chúng tôi vẫn ổn.” Khi bạn là người chăm sóc, việc này thậm chí còn khó hơn. Bạn có thể gọi cho ai và có thể yêu cầu họ làm gì? Học cách chấp nhận giúp đỡ từ sớm trong khi trở thành người chăm sóc sẽ giúp điều này dễ dàng hơn sau này.

Những việc nhỏ lặp lại thường xuyên có thể có nhiều ý nghĩa. Ai đó thỉnh thoảng có thể mang đến một bữa ăn hoặc món tráng miệng. Nhờ ai đó giúp việc nhà có thể là một cơ hội để giao tiếp cũng như hoàn thành công việc. Ai đó có thể chỉ cần đến và ngồi với người thân của bạn để bạn có thể chạy ra cửa hàng tạp hóa. Hãy lập một danh sách những việc bạn cần trợ giúp. Dán nó lên tủ lạnh. Nếu ai đó muốn giúp đỡ, hãy cho họ thấy danh sách và để họ chọn việc họ muốn làm. Cách đó có thể làm họ thích thú với công việc hơn. Nếu bạn biết một người bạn thích nấu ăn nhưng ghét lái xe, cơ hội nhận được giúp đỡ của bạn sẽ tăng lên nếu bạn nhờ họ giúp chuẩn bị bữa ăn thay vì đưa bạn đến một buổi hẹn.

Chăm sóc BẢN THÂN

Việc chăm sóc có nhiều thách thức và cũng có nhiều phần thưởng xứng đáng. Nhưng bạn cần phải tôn trọng nhu cầu của bản thân cũng như cam kết chăm sóc cho người khác. Đó là cách duy nhất bạn sẽ có thể duy trì sự kiên nhẫn và sự chăm sóc của mình và thành công sau này. Có nhiều thứ để học hỏi và hầu hết những người chăm sóc chỉ “nhận ra” trong quá trình làm việc. Nhận thông tin và đào tạo sẽ giúp bạn thấy tự tin hơn về nhiều công việc bạn làm. Thông tin có sẵn trực tuyến, tại các trang web cho các bệnh cụ thể, tại Liên Hiệp Người Chăm Sóc Gia Đình, thông qua nhà cung cấp dịch vụ y tế, Cơ Quan Lão Hóa của Khu Vực, một số chương trình hỗ trợ người lao động, các nhóm hỗ trợ, trung tâm người cao tuổi và cộng đồng của bạn. Hãy bắt đầu với việc nói “Tôi là một người chăm sóc và tôi cần giúp đỡ.”

Nguồn lực

Liên Hiệp Người Chăm Sóc Gia Đình
Trung Tâm Quốc Gia về Chăm Sóc

(415) 434-3388 | (800) 445-8106
Trang web: www.caregiver.org
E-mail: info@caregiver.org (liên kết gửi email)

Liên Hiệp Người Chăm Sóc Gia Đình (FCA) tìm cách cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người chăm sóc thông qua đào tạo, các dịch vụ, nghiên cứu và vận động.

Thông qua Trung Tâm Chăm Sóc Quốc Gia, FCA cung cấp thông tin về xã hội, chính sách công cộng, và các vấn đề chăm sóc và cung cấp hỗ trợ trong việc phát triển các chương trình công cộng và cá nhân dành cho những người chăm sóc.

Đối với cư dân Vùng Vịnh San Francisco mở rộng, FCA cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho người chăm sóc những người mắc bệnh Alzheimer, đột quỵ, chấn thương sọ não, Parkinson, và các tình trạng làm suy nhược khác gây tổn thương cho người trưởng thành.

FCA CareNav: https://fca.cacrc.org/login
Services by State: https://www.caregiver.org/connecting-caregivers/services-by-state/

Tài liệu của FCA: www.caregiver.org/fact-sheets

ElderCare Locator
Một dịch vụ công của Cục Lão Hóa, Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh Hoa Kỳ, eldercare.acl.gov (liên kết bên ngoài).


Tờ thông tin này được chuẩn bị bởi Donna Schempp, LCSW, và được Liên Hiệp Người Chăm Sóc Gia Đình xem xét. Được tài trợ bởi Sở Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe California. © 2016 Family Caregiver Alliance. Tất cả các quyền được bảo hộ.