FCA logo

Mặt Cảm Xúc Của Công Việc Chăm Sóc (Emotional Side of Caregiving)

Cho dù bạn dần dần hay đột ngột trở thành người chăm sóc do một cuộc khủng hoảng, hoặc cho dù bạn là người sẵn lòng chăm sóc hay bắt buộc, nhiều cảm xúc sẽ xuất hiện khi bạn đảm nhận công việc chăm sóc. Một số trong những cảm xúc này xảy ra ngay tức thì và một số cảm xúc không xuất hiện cho đến khi bạn làm công việc chăm sóc được một khoảng thời gian. Dù tình huống của bạn là gì, điều quan trọng cần ghi nhớ là bạn cũng là nhân tố quan trọng. Tất cả những cảm xúc của bạn, cả những cảm xúc tốt và cảm xúc xấu, về công việc chăm sóc không chỉ được thừa nhận, mà còn hợp lệ và quan trọng. 

Nhiều cảm xúc xuất hiện khi bạn chăm sóc ai đó ngày này qua ngày khác. Nhiều người chăm sóc lúc ban đầu cho rằng “Điều này sẽ không xảy ra với tôi đâu. Tôi yêu bố, mẹ, chồng, vợ, chị, em, bạn bè, v.v. của mình.” Nhưng sau một thời gian, những cảm xúc “tiêu cực” mà chúng ta có xu hướng muốn quên đi hoặc giả vờ rằng chúng ta không cảm nhận cũng sẽ xuất hiện. Những người chăm sóc thường miễn cưỡng thể hiện những cảm xúc tiêu cực này vì họ lo sợ rằng họ sẽ bị người khác đánh giá (hoặc họ tự phán xét bản thân mình) hoặc không muốn làm gánh nặng cho người khác với những vấn đề của họ. 

Nếu bạn không đối mặt với TẤT CẢ cảm xúc, chúng có thể giống như một đứa trẻ hai tuổi muốn được bạn chú ý: chúng sẽ tiếp tục lôi kéo bạn cho đến khi bạn dừng lại và thừa nhận chúng. Không chú ý đến cảm xúc của bản thân có thể dẫn đến việc bạn có giấc ngủ kém, bệnh tật, phải đối phó với phiền muội, gặp căng thẳng trong ăn uống, lạm dụng chất gây nghiện, v.v. Khi bạn thừa nhận cảm xúc của mình, bạn có thể tìm ra những cách hữu ích để thể hiện chúng và đối phó với chúng, để bạn và người được chăm sóc có thể đối phó tốt hơn trong tương lai. 

Tờ thông tin này sẽ xác định một số cảm xúc phổ biến, thường khó thừa nhận, mà những người chăm sóc gặp phải. Sau khi được xác định, các đề xuất về cách bạn có thể đối phó tốt hơn với những cảm xúc này được đưa ra. 

Giá mà chúng ta hoàn hảo, chúng ta sẽ không cảm thấy. . . 

Mâu thuẫn trong tư tưởng 

Đây là cảm giác vừa muốn được làm những gì bạn đang làm và vừa không muốn làm điều đó. Vào những ngày tồi tệ, người ta thường có cảm giác muốn mình không phải ở đó, rằng thử thách này sẽ sớm kết thúc. Vào những ngày đẹp trời, công việc chăm sóc ai đó có thể là một món quà cho cả bạn và người được chăm sóc. 

Giải quyết:  Cho phép bản thân cảm nhận cả hai loại cảm xúc. Mọi người đôi khi đều có những cảm xúc này. Những cảm xúc xấu lẫn những cảm xúc tốt đẹp sẽ tồn tại mãi mãi. 

Phẫn nộ 

Bạn có thường xuyên “mất kiểm soát” trong khi làm công việc chăm sóc không?  Hoặc cảm thấy bạn cực kỳ tức giận không? Tức giận và làm thất vọng là một phần cảm xúc bình thường khi ở cạnh người cần giúp đỡ liên tục và người có thể không chấp nhận sự giúp đỡ. Đặc biệt, chăm sóc người mắc chứng mất trí nhớ có thể còn khó hơn, vì người được chăm sóc có thể không có lý trí và có hành vi chống đối. Không phải lúc nào bạn cũng có thể kiểm soát hoàn hảo cảm xúc của mình. Sự giận dữ chỉ đôi khi “nổi lên”. 

Giải quyết:  Tha thứ cho bản thân. Tìm các cách mang tính xây dựng để thể hiện bản thân, học cách bỏ đi và dành “thời gian riêng” cho bản thân. Xác định những người hỗ trợ bạn có thể trò chuyện, họ sẽ lắng nghe khi bạn trút giận về những điều xảy ra ngày hôm đó. 

Lo âu 

Cảm giác như mọi thứ nằm ngoài tầm kiểm soát và không biết làm thế nào để đưa chúng trở lại tầm kiểm soát thường tạo ra những cảm xúc lo âu. Lo âu có thể nổi lên như một ngòi nổ, sự thôi thúc chạy trốn, không ngủ được, tim đập nhanh hoặc sự thôi thúc muốn bật khóc. 

Giải quyết: Hãy chú ý đến sự lo âu của bạn—đây là hệ thống cảnh báo sớm của cơ thể chúng ta rằng có điều gì đó không ổn. Khi bạn cảm thấy lo âu: Dừng lại. Hít thở. Tiếp tục hít thở. Cầu nguyện. Thiền định. Pha trà. Bất cứ điều gì khiến bạn không phải suy nghĩ tới những gì đang xảy ra trong thời điểm này. 

Chán nản 

Thật dễ dàng trở nên chán nản khi bạn phải ở nhà chăm sóc người thân và không được làm những việc đáp ứng mong muốn và nhu cầu của riêng bạn. Và đến cuối ngày, bạn thường quá mệt mỏi để theo đuổi những gì đó mà bạn quan tâm. 

Giải quyết: Nghỉ ngơi có ích cho bạn. Nghỉ làm công việc chăm sóc một thời gian và dành thời gian cho bản thân sẽ không chỉ tăng sự kiên nhẫn và khả năng phục hồi mà còn cho bạn cơ hội để thực hiện điều gì đó có ý nghĩa với bạn, cho dù đó là giao tiếp xã hội, đi dạo hay đọc một cuốn sách hay.                              

Cáu kỉnh, dễ bị kích động 

Khi mệt mỏi và căng thẳng, việc kiểm soát những điều chúng ta nói và cảm nhận sẽ khó khăn hơn. Cảm xúc có thể biến động rất nhanh. Chúng ta có thể kích động vì điều nhỏ nhặt nhất bởi vì chúng ta không dè dặt nữa. 

Giải quyết: Nếu bạn thấy mình cáu kỉnh và dẽ kích động, có lẽ bạn cần nghỉ ngơi. Bạn cũng có thể cần được nghỉ ngơi bởi vì chúng ta sẽ kiểm soát cảm xúc kém hơn khi mệt mỏi. Thường thì chúng ta sẽ muốn dùng rượu hoặc ăn đồ ăn vặt yêu thích để tự thưởng cho mình khi bạn có cảm xúc này. Sẽ hữu ích hơn khi bạn viết nhật ký hoặc nói chuyện với một người bạn hoặc chuyên gia để quên đi những cảm xúc đó. 

Trầm cảm/Buồn bã 

Là một người chăm sóc, bạn có nguy cơ bị trầm cảm. Đôi khi đây là cảm giác vô vọng hoặc bất lực, không thể ngủ được hoặc khó thức dậy và đối mặt với một ngày mới. Và hai cảm giác này khiến bạn muốn khóc. (Xem tờ thông tin FCA Bệnh trầm cảm và Công việc Chăm sóc.) 

Giải quyết:  Trầm cảm có thể điều trị và nên được coi là một bệnh. Trợ giúp của các chuyên gia luôn sẵn có. Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể bị trầm cảm, tham gia nhóm hỗ trợ người chăm sóc, tìm chuyên gia tư vấn hiểu về công việc chăm sóc và yêu cầu sự giúp đỡ từ bạn bè và gia đình. Tập thể dục. Vận động là một giải pháp đã được chứng minh giúp giảm một số triệu chứng trầm cảm.           

Ghê tởm 

Phải giúp người khác đi vệ sinh có thể là một trải nghiệm quá mức thân mật đối với nhiều người chăm sóc. Nếu người được chăm sóc không kiểm soát được việc đại tiện cũng như tiểu tiện thì việc thay tã cho một người trưởng thành có thể khiến người chăm sóc buồn nôn và thấy ghê tởm. Phải lau sạch các bộ phận cơ thể mang tính riêng tư của một người nào đó, ví dụ như cha mẹ, có thể khiến người chăm sóc khó chịu và không thoải mái. Nhìn ai đó ăn chậm chạp hoặc không quan tâm đến ngoại hình cá nhân, hoặc phải dọn dẹp bãi nôn cũng có thể gây ra cảm giác khó chịu. 

Giải quyết:  Điều khó khăn nhất của chúng ta là khi thấy được sự thay đổi đột ngột là người được chăm sóc không kiểm soát được các hành vi này. Nhưng đôi khi chúng ta lại nghĩ rằng họ đang cố tình làm điều đó chỉ để chúng ta phải chịu đựng. Hoặc chúng ta cảm thấy có lỗi vì chúng ta nghĩ rằng chúng ta phải chấp nhận được nhưng ngược lại không dễ dàng để chấp nhận nó. Tìm kiếm những cách thức để giảm thiểu thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc cá nhân bao gồm chăm sóc cho người không kiểm soát được đại tiện và tiều tiện là rất quan trọng để vượt qua hành trình chăm sóc có thể kéo dài trong nhiều năm của bạn. Thuê một người phục vụ để thực hiện công việc chăm sóc thường xuyên hoặc nhờ ai đó trong gia đình làm những việc này khi họ có thể đối phó tốt hơn. Ngoài ra, hãy học các phương cách thực hiện các nhiệm vụ này dễ dàng hơn (ví dụ: trong giờ ăn, hãy cân nhắc sử dụng chiếc thìa có thiết kế chống tràn.) 

Chuyên gia trị liệu chức năng hoạt động có thể giúp bạn tìm được công cụ này và các công cụ khác để giúp cho bữa ăn dễ dàng hơn và thú vị hơn cho cả hai người. Điều quan trọng bạn cần biết là trong việc ai đó đại tiện và tiểu tiện không kiểm soát được, bạn không cô đơn. Không kiểm soát đại tiểu tiện là một trong những lý do chính được đưa ra để bố trí ai đó vào một cơ sở chăm sóc. Có các tài nguyên hỗ trợ bạn xử lý các sự cố trong phòng tắm, ví dụ như hội thảo trên web có tên là Di chuyển  tránh rò rỉ: Chiến lược thiết thực để quản lý đại tiểu tiện không kiểm soátvà một phân đoạn từ Chuỗi Video của Người chăm sóc trên Kênh Video của chúng tôi. (Cả hai tài liệu này đều nằm trong phần Thông tin Hướng dẫn dành cho Người chăm sóc trên trang web của chúng tôi.) 

Lúng túng 

Người được chăm sóc có đưa ra những đòi hỏi khó khăn khi hai người ở nơi công cộng không? Người đó có cần phải sử dụng nhà vệ sinh ngay lập tức và bù lu bù loa khi bạn đang cố gắng tìm nhà vệ sinh không? Người đó không chịu tắm và hiện có mùi cơ thể khó chịu? Chúng ta dễ dàng cảm thấy có trách nhiệm với hành vi của họ và cảm thấy đó là lỗi của chúng ta khi những điều này xảy ra. 

Giải quyết: Một số người tạo ra các thẻ (tương tự như danh thiếp) có dòng chữ: “Người thân của tôi mắc chứng mất trí nhớ và không kiểm soát được hành vi” và họ đưa những chiếc thẻ đó cho những người xung quanh, đặc biệt là tại các nhà hàng. Một số người chỉ ở nhà vì đây là một vấn đề khó quản lý, vậy nên ở nhà thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn. Những người khác có bạn bè, thành viên gia đình hoặc một người phục vụ đi cùng khi họ ra ngoài để cung cấp hỗ trợ khi cần thiết. 

Hoảng sợ 

Sẽ ra sao nếu có chuyện gì xảy ra? Liệu tôi có thể đối mặt với chuyện đó không? Tôi sẽ cảm thấy có lỗi chứ? Tôi có phải chịu trách nhiệm cho những điều sai lầm đó không? Những người chăm sóc đảm nhận một trách nhiệm rất lớn, không chỉ đối với việc chăm sóc cho người được chăm sóc hàng ngày mà còn có trách nhiệm với tất cả những việc khác có thể xảy ra trong khi là người chăm sóc. Khiến bản thân sợ hãi về những suy nghĩ “sẽ ra sao nếu” có thể khiến bạn đờ người ra vì sợ hãi và khiến chúng ta không thích suy nghĩ “điều đó là gì”. 

Giải quyết: Điều quan trọng là phải có kế hoạch dự phòng. Vì vậy, sẽ hợp lý khi có một người chăm sóc dự phòng trong trường hợp có chuyện gì đó xảy ra với bạn, hoặc suy nghĩ về cách bạn sẽ xử lý các trường hợp khẩn cấp có thể dự đoán được dựa trên những khuyết tật người được chăm sóc của bạn mắc phải. Khi bạn sợ hãi, bạn nên trò chuyện với một người hiểu tình cảnh của bạn và có thể cho bạn lời khuyên và làm dịu nỗi sợ hãi của bạn.     

Thất vọng 

Thất vọng là một phần của nhiều cảm xúc khác, ví dụ như cảm giác mâu thuẫn, tức giận và thiếu kiên nhẫn. Đôi khi, với tư cách là người chăm sóc, bạn cảm thấy bạn không thể làm bất cứ điều gì đúng hoặc mọi việc không diễn ra theo kế hoạch cho dù bạn có làm gì hay cố gắng thế nào. Và nếu bạn mệt mỏi, bạn có khuynh hướng cảm thấy thất vọng. Cảm giác thất vọng có thể khiến bạn bị căng thẳng, ít ăn uống, lạm dụng chất kích thích và có khả năng mất bình tĩnh cao hơn. 

Cách đối phó:  Thừa nhận rằng công việc chăm sóc có thể khiến bạn bực bội như thế nào. Tham gia nhóm hỗ trợ để tìm hiểu các thủ thuật những người chăm sóc khác đã học được để giúp cho việc đối phó cảm xúc này dễ dàng hơn. Nghỉ công việc chăm sóc để bạn có thời gian cho BẢN THÂN và có cơ hội làm mới năng lượng. Tập thể dục. Ngủ. 

Đau khổ 

Thật buồn khi phải nhìn thấy người được chăm sóc gầy mòn, không thể làm những việc từng dễ dàng và tự nhiên với họ. Chúng ta cũng cảm thấy đau buồn cho người được chăm sóc, người có mối quan hệ thân thiết với chúng ta. Chúng ta thường xuyên cần phải đau buồn về sự mất mát mà chúng ta đang trải qua hàng ngày vì cảm xúc đó sẽ xuất hiện như một cảm xúc tự nhiên.  

Giải quyết:  Đôi khi cũng tạo ra cho mình một phương cách hữu ích hơn . Người chăm sóc  viết lên một tờ giấy những điều chồng cô không thể thực hiện được nữa, sau đó ra biển và ném những mảnh giấy xuống nước như một cách buông tay. Chúng ta có xu hướng muốn tránh nỗi buồn đi kèm với nỗi đau, nhưng cho phép bản thân cảm thấy (nỗi đau buồn đó), và từ đó nhận thức sẽ nhẹ nhàng hơn. (Xem tờ thông tin FCA Đau khổ và Mất mát.) 

Cảm giác tội lỗi 

Cảm giác tội lỗi là cảm xúc chúng ta thường có khi làm sai điều gì đó.  Cảm giác tội lỗi trong công việc chăm sóc có nhiều dạng.  Cảm giác tội lỗi cũng xuất hiện vì chúng ta đã không làm đủ để ngăn họ bị bệnh ngay từ đầu. Cảm giác tội lỗi khiến bạn muốn điều này kết thúc. Hoặc bạn cảm thấy tội lỗi vì đã quá thiếu kiên nhẫn với người được chăm sóc. Đôi khi bạn có cảm giác tội lỗi khi không yêu thương hoặc thậm chí không thích người được chăm sóc. Bạn có cảm giác tội lỗi khi không làm đủ cho người được chăm sóc hoặc không làm tốt công việc chăm sóc trong vai trò của người chăm sóc. Và nếu người được chăm sóc bị ngã hoặc có chuyện không may xảy ra, bạn có cảm giác tội lỗi rằng đó là lỗi của bạn. Và đôi khi người chăm sóc cảm thấy có lỗi khi nghĩ về nhu cầu của bản thân và xem đó là ích kỷ, đặc biệt là họ làm gì đó như đi ra ngoài xem phim hoặc ăn trưa với một người bạn.  

Giải quyết:  Bạn cần sự cho phép để tha thứ cho chính mình. Bạn không thể hoàn hảo 24/7. Không thể kiểm soát hoàn hảo những cảm xúc của bạn mọi lúc. Tất cả chúng ta đều có nhiều suy nghĩ “nên làm gì”, ví dụ như “Không ai có thể làm tốt công việc như tôi, vì vậy tôi luôn phải ở đây.” Hoặc “Nếu tôi rời đi và có chuyện gì đó xảy ra, tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho mình.” Cân nhắc thay đổi cảm giác tội lỗi thành hối tiếc, “Tôi đang ở trong một tình huống khó khăn và đôi khi tôi phải đưa ra những quyết định khó khăn.” “Tôi tiếc nuối vì tôi là con người và đôi khi tôi đã thiếu kiên nhẫn.” “Tôi đang làm những điều tốt nhất có thể mặc dù thi thoảng mọi thứ vẫn không ổn và tôi rất tiếc vì mình không hoàn hảo.” 

Thiếu kiên nhẫn 

Đánh thức người được chăm sóc của bạn vào buổi sáng khó khăn như thế nào? Họ có thức dậy, mặc quần áo, ăn sáng và đến cuộc thăm khám với bác sĩ trước 10 giờ sáng không? Và bạn phải hoàn thành những thứ khác trong ngày hôm đó. Tất cả điều này xảy ra và người được chăm sóc không giúp được gì cho bạn và di chuyển chậm chạp. Có lẽ người được chăm sóc từ chối sử dụng khung tập đi của mình mặc dù ông ấy đã ngã nhiều lần và bác sĩ và nhà trị liệu vật lý đã nhấn mạnh ông ấy luôn cần sử dụng khung tập đi. Đôi khi bạn sẽ mất kiên nhẫn là điều dễ hiểu.  

Giải quyết: Tha thứ cho bản thân. Khi mệt mỏi, thất vọng và cố gắng giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát, việc bạn muốn thúc giục người được chăm sóc và mong muốn họ làm theo yêu cầu của bạn để giúp họ an toàn và khỏe mạnh là điều đương nhiên. Vì vậy, đầu tiên, hãy bình tĩnh. Dành ra rất nhiều thời gian để hoàn thành các nhiệm vụ. Dành ra NHIỀU thời gian. Kiểm soát môi trường nhiều nhất có thể, nhưng hãy nhớ rằng bạn không thể luôn ngăn việc bố của mình đột ngột đứng lên khi không có khung tập đi. Tạo một danh sách những điều bạn đang kiểm soát và  không thể kiểm soát được. Hiểu những điều bạn có thể và không thể kiểm soát. 

Ghen tị 

Đôi khi bạn cảm thấy ghen tị với những người bạn có thể ra ngoài và làm những việc mà bạn không thể thực hiện được nữa bởi vì trách nhiệm chăm sóc của bạn? Bạn có ghen tị với anh chị em của mình khi họ không chia sẻ để giúp đỡ công việc chăm sóc? Bạn có cảm thấy ghen tị với một người bạn có cha mẹ qua đời nhanh chóng và dễ dàng trong khi bạn chăm sóc cha/mẹ bị chứng mất trí nhớ trong nhiều năm? Chúng ta có ghen tị với một người có một khoản thừa kế lớn bởi vì chúng ta đang phải vật lộn để chi trả các hóa đơn và là người chăm sóc tốt? Chúng ta thường không thừa nhận cảm giác này bởi vì chúng ta luôn được nhắc nhở là không được đố kị.  Nhưng trên thực tế, điều đó không có nghĩa là đôi khi chúng ta không cảm thấy ghen tị với những người có được cuộc sống dễ dàng hơn hoặc tốt hơn chúng ta. 

Giải quyết: Không sao cả khi bạn thừa nhận bạn ghen tỵ. Bởi vì không phải tất cả mọi thứ đều công bằng, chúng ta thường có những suy nghĩ phẫn nộ và ghen tị với vận may của người khác so với ta. Ghen tuông sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng khi chúng ta đắm chìm trong đó và ngăn cản bản thân tận hưởng những thứ chúng ta CÓ. Tập trung vào những gì bạn có, bất cứ điều gì có thể, và tìm một vị trí trong trái tim cho sự biết ơn. 

Thiếu cảm kích 

Hầu hết chúng ta không muốn phụ thuộc vào người khác. Học cách chấp nhận sự giúp đỡ thật khó khăn. Vì vậy, người được chăm sóc thường phủ nhận những nỗ lực của chúng ta khi chúng ta muốn giúp ích và chăm sóc. Nếu ai đó mắc chứng mất trí nhớ, vấn đề này thường sẽ khó khăn hơn nhiều. Và chúng ta cảm thấy bị tổn thương vì người được chăm sóc không biết ơn chúng ta hoặc thậm chí còn không quan tâm đến chúng ta đã phải từ bỏ nhiều thứ để chăm sóc họ. 

Giải quyết: Đôi khi chúng ta phải tự khen mình và công nhận những gì bản thân làm được. Hãy viết nhật ký về những việc bạn làm mỗi ngày có thể giúp bạn đánh giá cao những gì bạn cho đi và những gì bạn làm được. Điều quan trọng là bạn có nhóm hỗ trợ hoặc nhóm bạn bè/gia đình luôn động viên bạn, và bạn cũng cần sự an ủi để duy trì sự kiên cường trong suốt hành trình chăm sóc người thân của bạn. 

Cô đơn 

Khi bạn là người chăm sóc lâu dài, bạn sẽ càng trở nên cô đơn. Bạn không có ai để nói chuyện mỗi ngày ngoại trừ người được chăm sóc, vậy nên bạn rất dễ đánh mất cảm giác của bản thân. Bạn bè ngừng gọi điện vì chúng ta không còn rảnh rỗi nữa và chúng ta ngần ngại gọi cho họ vì chúng ta biết rằng “họ không muốn nghe về chuyện đó nó nữa” hay “Tôi không có gì để nói vì cuộc sống của tôi chỉ xoay quanh công việc chăm sóc.” 

Giải quyết: Tìm cách đi ra khỏi nhà và tham gia vào một việc khác ngoài công việc chăm sóc. Tìm hiểu về các tài nguyên từ Cơ quan Khu vực địa phương về Lão hóa nói về các chương trình nghỉ ngơi tạm thời hoặc các chương trình chăm sóc ban ngày sẽ cho phép bạn có được một kỳ nghỉ rất cần thiết và xứng đáng. Không ai có thể làm công việc này một mình cả. Nhìn vào vòng tròn hỗ trợ rộng lớn hơn của bạn—cộng đồng niềm tin, hàng xóm, bạn bè, họ hàng xa, v.v. để biết nơi bạn có thể nhận được sự nuôi dưỡng cho bạn. 

Mất mát 

Người chăm sóc trải qua nhiều mất mát, một số mất mát đã được đề cập: mất kiểm soát, mất độc lập, mất thu nhập, mất bạn thân, mất tương lai, mất ý thức về bản thân. Mất mát dẫn đến cảm xúc đau buồn và trầm cảm. 

Giải quyết:  Xác định được những mất mát của bạn có thể giúp bạn đối phó với chúng. Đối với mỗi chúng ta, những mất mát sẽ khác nhau. Khi bạn biết những cảm xúc của mình, bạn sẽ có thể nhìn vào sự mất mát và suy nghĩ về những điều có thể hiệu quả với bạn để giúp bạn đối phó với mất mát đó. (Xem tờ thông tin FCA Chăm sóc và Mất mát mơ hồ.) 

Oán giận 

Khi rơi vào tình huống không phải do sự lựa chọn của chúng ta, sẽ không có gì lạ khi chúng ta cảm thấy tiêu cực và oán giận. Có thể bạn có những người anh chị em nhưng họ không giúp đỡ hoặc có thể bạn là con một, đương nhiên bạn trở thành người chăm sóc và bạn cảm thấy bạn có rất ít mong muốn hoặc hỗ trợ để nhờ người khác đảm nhận công việc chăm sóc. Những điều nhỏ bé dễ dàng trở thành những điều to lớn khi chúng ta cảm thấy không được đánh giá cao và không được thừa nhận. Và cảm giác như bạn phải làm tất cả mọi việc, và tự làm tất cả mọi việc, dễ khiến bạn cảm thấy oán giận. 

Giải quyết: Hoàn cảnh gia đình và động lực học có thể là một thách thức thực sự. Nhận được trợ giúp từ gia đình có thể giúp cho hoàn cảnh của bạn dễ dàng hơn, nhưng đôi khi căng thẳng trong gia đình lại khiến việc tìm sự giúp đỡ càng khó hơn. (Xem tờ thông tin FCA Công việc Chăm sóc cùng với Anh Chị Em của bạn.) Bạn càng nhận được nhiều sự giúp đỡ và hỗ trợ, bạn sẽ càng dễ dàng buông bỏ cảm giác nặng nề và oán hận với những người không chia sẻ công việc chăm sóc. Nếu căng thẳng gia đình đang cản trở điều đó, sẽ hữu ích khi bạn tham khảo tờ thông tin FCA Tổ chức cuộc họp gia đình. Nếu bạn không nhận được sự giúp đỡ từ những người bạn nghĩ bạn nên nhờ, thì bạn cần mở rộng xa hơn để bao gồm những người có thể và sẽ giúp đỡ bạn. Thật dễ dàng lãng quên đi những điều tốt đẹp đã xảy ra hoặc đang xảy ra khi chúng ta chỉ tập trung vào những thứ tiêu cực.                    

Mệt mỏi 

Là người chăm sóc, bạn có thường xuyên ngủ đủ 8 tiếng không? Giấc ngủ thường bị trì hoãn trong khi bạn dành một vài phút một mình sau khi người được chăm sóc đi ngủ. Giấc ngủ thường bị xáo trộn vì người được chăm sóc thức dậy vào ban đêm và cần được giúp đỡ đi vệ sinh hoặc được dẫn đường trở lại giường. Giấc ngủ thường bị xáo trộn vì bạn không thể ngủ hoặc buồn ngủ vì bạn lo lắng về tất cả các yếu tố gây căng thẳng khi trở thành người chăm sóc. 

Giải quyết: Giấc ngủ phải được đưa vào danh sách ưu tiên. Thiếu ngủ dẫn đến béo phì, bệnh tật, cáu kỉnh, thiếu kiên nhẫn, không hiệu quả trong việc hoàn thành nhiệm vụ và tình trạng rối loạn tâm thần cùng với nhiều vấn đề sức khỏe khác. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đi ngủ hoặc khó quay lại giấc ngủ không liên quan đến việc chăm sóc trực tiếp, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Nếu bạn khó ngủ do những vấn đề của công việc chăm sóc, hãy nói chuyện với bác sĩ của người được chăm sóc. Có nhiều cách giúp cả hai bạn được nghỉ ngơi đúng mức. Là một người chăm sóc, bạn làm công việc chăm sóc tuyệt vời cho những người cần giúp đỡ. Nhưng khi là một người chăm sóc, bạn cũng cần suy nghĩ cho bản thân. (Xem tờ thông tin FCA Chăm sóc BẢN THÂN:Tự chăm sóc bản thân cho người chăm sóc của gia đình và cả tờ thông tin Sức khỏe của Người chăm sóc.) Chỉ cần mỗi ngày bạn cố gắng gượng thì cuối cùng bạn cũng vô cùng mệt mỏi và kiệt sức. Các vấn đề về cảm xúc có thể đè nặng bạn và ảnh hưởng không chỉ đến khả năng đối phó và cung cấp sự săn sóc mà còn có thể gây hại cho sức khỏe và hạnh phúc của bạn. Điều quan trọng là học cách yêu cầu giúp đỡ và ưu tiên những ngày nghỉ ngơi không làm công việc chăm sóc để bạn có thể trở thành người chăm sóc tốt như bản thân mong muốn. 

Tài nguyên 

Liên hiệp Người chăm sóc Gia đình 
Trung tâm Chăm sóc Quốc gia 

(415) 434-3388 | (800) 445-8106 
Trang web: https://www.caregiver.org/ 
Mga mapagkukunan: https://www.caregiver.org/tagalog/
Email: info@caregiver.org 
FCA CareNav: https://fca.cacrc.org/login
Services by State: www.caregiver.org/connecting-caregivers/services-by-state/
Liên hiệp Người chăm sóc Gia đình (FCA) tìm cách cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người chăm sóc thông qua đào tạo, các dịch vụ, nghiên cứu và ủng hộ tích cực. Thông qua Trung tâm Chăm sóc Quốc gia, FCA cung cấp thông tin về chính sách xã hội, chính sách công hiện tại và các vấn đề chăm sóc và cung cấp hỗ trợ trong việc phát triển các chương trình công cộng và cá nhân dành cho những người chăm sóc. Đối với cư dân Vùng Vịnh San Francisco mở rộng, FCA cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho người chăm sóc những người mắc bệnh Alzheimer, đột quỵ, chấn thương sọ não, Parkinson, và các tình trạng làm suy nhược khác gây tổn thương cho người trưởng thành. 

Tờ thông tin FCA 

Bạn có thể tìm thấy danh sách tất cả các sự việc và lời khuyên trực tuyến tại www.caregiver.org/vietnamese. 
Sức khỏe của Người chăm sóc 
Đau buồn và Mất mát 

Những tổ chức và Đường dẫn khác

Eldercare Locator (Nơi định vị Chăm sóc Người cao niên) 
eldercare.acl.gov 

National Association of Area Agencies on Aging (Hiệp Hội Quốc Gia Người Cao Tuổi Tại Các Khu Vực 
www.n4a.org 

Alzheimer’s Association (Hiệp hội Alzheimer) 
www.alz.org 

Lotsa Helping Hands 
www.lotsahelpinghands.com 

Tài liệu Khuyến nghị 

The Caregiver Helpbook (Sách Chỉ dẫn cho Người Chăm sóc) 
www.powerfultoolsforcaregivers.org 

The Emotional Survival Guide for Caregivers (Hướng dẫn Đối phó với Cảm xúc dành cho Người chăm sóc): Looking After Yourself and Your Family While Helping an Aging Parent (Chăm sóc bản thân và Gia đình khi Chăm sóc cho Cha mẹ cao niên), Barry Jacobs, 2006. 

Passages in Caregiving (Hành trình Chăm sóc): Turning Chaos into Confidence (Biến sự hỗn loạn thành niềm tin), Gail Sheehy, 2011 


Bài viết của Donna Schempp, LCSW. © 2016-2020 Family Caregiver Alliance. All rights reserved.