FCA logo

Cùng với Anh Chị Em Chăm Sóc Cha Mẹ (Caregiving with Your Siblings)

Lời Giới Thiệu

Chăm sóc cho cha mẹ có thể khó khăn. Khi tất cả anh chị em cùng tham gia vào, việc chăm sóc có thể trở nên phức tạp hơn. Trong khi anh chị em có thể cùng muốn giúp đỡ một cách tích cực và hổ trợ một cách tốt nhất, vì thế cũng có thể là nguồn gốc của sự căng thẳng.

Trong tờ thông tin này, bạn sẽ tìm hiểu và học hỏi để làm thế nào để nhận ra các động lực gia đình có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc chăm sóc, cách thức thế nào để cho các thành viên có thể giúp đỡ, và làm thế nào để gia tăng cơ hội để nhận sự giúp đỡ đó, và làm thế nào để dối phó khi các cảm xúc đang dấy lên.

Vì Sao Sự Căng Thẳng Giữa Các thành Viên Trong Gia Đình Có Thể Bùng Nổ Khi Cha Mẹ Cần Sự Chăm Sóc

Ngày nay, các con trưởng thành và cha mẹ của họ đang trải qua một sự chuyển tiếp mới. Bởi vì cha mẹ đang sống lâu dài hơn—nhưng với các bệnh kinh niên—các con trưởng thành của họ hiện đang chăm sóc họ lâu dài đến cả thập niên hay lâu hơn nữa. Anh chị em ruột– hoặc trong một số trường hợp các anh chị em có thể không có mẫu mực nào về cách làm việc chung cùng nhau để giải quyết việc chăm sóc và nhiều vấn đề liên quan đến, tình cảm và tài chánh. Không có con đường rõ ràng thống nhất để hướng dẫn phân chia công việc, không có hoạch định về phương cách cho anh chị em nên đối xử như thế nào như một người trưởng thành. Trong khi một số gia đình có thể giải quyết sự khác biệt, nhưng nhiều gia đình khác lại gặp khó khăn.

Các thành viên trong gia đình cũng đang trải qua một giai đoạn cảm xúc lớn làm khuấy động những cảm nghĩ từ thời thơ ấu. Nhìn cha mẹ mình già đi và qua đời là một trong những điều khó khăn nhất trong cuộc sống, và các thành viên trong gia đình sẽ đối phó với nó theo một cách khác nhau.

Việc cảm nhận nhiều cảm xúc là điều bình thường. Bạn có thể nhận ra những nhu cầu phát sinh cho tình yêu thương, sự chấp thuận, hay được xem như là một người quan trọng và có đủ khả năng. Ngay cả khi bạn có thể không nhận thức được những cảm xúc này, nhưng chúng vẫn ảnh hưởng đến cách bạn đối phó với cha mẹ mình và với anh chị em. Vì thế, nếu không nhận ra điều này, thì tất cả các thành viên có thể tranh đua với nhau như đã làm khi còn bé. Tuy nhiên các tranh chấp ngày nay lại là việc chăm sóc: ai làm hoặc không làm; làm bao nhiêu; và ai là người đứng ra chịu trách nhiệm.

Đây là một thời gian khó khăn, vì vậy bạn hãy mở lòng đối với chính mình, và cố gắng mở lòng thông cảm đối với anh chị em của bạn. Bạn không cần phải bào chữa cho hành vi tiêu cực, nhưng hãy cố gắng tưởng tượng nỗi sợ hãi, đau đớn hoặc nhu cầu đang khiến anh chị em của bạn phản ứng khi họ hành động như vậy. Sự hiểu biết đó có thể xoa dịu phần nào các mâu thuẫn trong gia đình.

Hãy Cân Nhắc Một Cách Thận Trọng—hoặc Hãy Xem Xét Lại—Các Trách Nhiệm Chăm Sóc Như Một Gia Đình

Nhiều gia đình thường không suy nghĩ thấu đáo đến việc ai trở thành người chăm sóc chính và vai trò hỗ trợ nào mà các thành viên khác trong gia đình sẽ đóng. Việc chăm sóc có thể bắt đầu khi anh chị em sống gần hoặc có mối quan hệ thân thiết với cha mẹ giúp đỡ họ với những điều nhỏ nhặt. Ngay cả bạn lúc đầu có thể không tự nhận ra mình là người chăm sóc, nhưng sau đó thấy mình bị choáng ngợp và cảm thấy bực tức với anh chị em của mình vì cha mẹ cần sự giúp đỡ nhiều hơn. Các gia đình dễ rơi vào nhiều bẫy chung, ví dụ, giả sử rằng con trai sẽ lo về tài chính trong khi con gái sẽ lo liệu các nhu cầu chăm sóc tình cảm hoặc thể chất.

Trong một cái bẫy thường gặp khác, một anh chị em có thể trở thành người chăm sóc cho Mẹ vì anh hoặc cô ấy không có việc làm hoặc cần một nơi để ở, và các thành viên trong gia đình nghĩ rằng sự thu xếp này sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề. Nhưng nó có thể là một công thức cho sự rắc rối. Gia đình cần ghi rõ người đó sẽ làm gì, liệu sẽ có được bồi hoàn tài chánh hay không và điều đó sẽ làm ra sao. Thêm vào đó, (các) anh chị em nên ghi rõ ràng về những nhiệm vụ hỗ trợ mà mỗi thành viên sẽ cùng chung tay giúp đỡ.

Bạn cần phải kiểm tra lại tất cả những công việc và cùng nhau như một gia đình. Cách tốt nhất để làm điều này là nên kêu gọi một cuộc họp mặt gia đình càng sớm càng tốt (và, sau đó, thường xuyên). Một cuộc họp gia đình có thể là nơi để thảo luận về nhu cầu của cha mẹ và hỏi mỗi người có thể đóng góp được gì bằng thời gian hoặc tiền bạc. Nếu cần, một người đáng tin cậy bên ngoài gia đình có thể đứng ra điều khiển.

Hãy Suy Nghĩ về Các Vai Trò trong Gia Đình Khi Bạn Lớn Lên và Làm Thế Nào Bạn Có Thể Thay Đổi Chúng cho Sự Chăm Sóc

Bất cứ lúc nào gia đình gặp nhau, hầu hết chúng ta có xu hướng rơi trở về vai trò cũ của mình, mặc dù chúng ta đối xử một cách khác đối với những người ngoài. Nhưng những vai trò này có thể không hữu hiệu nữa. Cha mẹ không thể đóng vai trò cũ mà họ đã làm cho gia đình như khi chúng ta còn bé, như quyết định, hỗ trợ cảm xúc hoặc xoa dịu căng thẳng giữa các con cái trong gia đình.

Có thể bạn được xem là người có trách nhiệm; có lẽ anh trai của bạn được coi là một người cần được chăm sóc. Có thể em gái khác của bạn đã được chuẩn bị để vươn ra xã hội và trở thành người thành đạt trong khi công việc gia đình được để lại cho người khác. Có lẽ bạn được xem là người “quan tâm” trong khi em gái bạn bị cho là “ích kỷ” hoặc “lạnh lùng.” Do đó, hãy tự hỏi mình: Tôi có bị lôi kéo vào việc làm của chị cả hay là một đứa trẻ bất lực mặc dù bây giờ chúng ta đều đã trưởng thành không?

Mặc dầu cũng hữu ích để có một cái nhìn mới mẻ về anh chị em của bạn. Cha mẹ đã sinh ta ra và mỗi chúng ta có một vai trò và nhiệm vụ cho mỗi đứa con, và mọi thành viên trong gia đình đều hiểu và chấp nhận như vậy và xem những nhiệm vụ này là thật. Các điều nầy có thể dựa trên phương diện thực tế, nhưng cha mẹ cũng có thể trao trọng trách và nhiệm vụ vì nhiều lý do: ai là con cả và ai là con út, đứa con nào gợi Mẹ nhớ đến chị gái của bà (người mà Mẹ bực bội), đứa con nào giống tính cách của Bố nhất—và Mẹ cảm thấy thế nào về Bố!

Bất kỳ những vai trò này đến với lý do nào, chúng ta bây giờ cần xem xét lại chúng. Nếu bạn là người “có trách nhiệm”, điều đó không có nghĩa là bạn nên chấp nhận làm mọi thứ vì bạn đã luôn làm—mặc dù anh chị em của bạn có thể mong muốn bạn đảm nhận vai trò đó. Bạn có thể cần phải giúp cho họ nhận thấy rằng tất cả mọi người có thể điều chỉnh vai trò của mình theo theo giai đoạn mới và phân chia cho họ là ai ngày hôm nay. Thêm vào đó, nếu bạn cho rằng một người anh hay em gái ít có khả năng hoặc ít giúp ích hơn vì đó là cách bạn nhìn họ khi còn nhỏ, thì bạn ít có cơ hội nhận được sự giúp đỡ từ họ. Nhưng ngược lại, Nếu bạn đối xử với họ một cách khác, họ có thể chứng tỏ cho bạn biết họ có ích hơn nhiều không như bạn nghĩ.

Anh Chị Em Có Thể Có Nhiều Ý Kiến Khác Nhau về Cha Mẹ Cần Gì

Ý nghĩ về việc bạn có thể mất Mẹ hoặc Bố sớm, hoặc họ cần được chăm sóc nhiều hơn, điều đó có thể là nỗi lo sợ. Một số con cái trưởng thành vẫn cần Mẹ. Một số thì lại lo âu thái quá và nghĩ rằng cha mẹ đang gặp rắc rối lớn hơn họ nghĩ. Một số khác không thể chấp nhận rằng cha mẹ cần sự giúp đỡ nhiều như họ đang cần. Những sự khác biệt này thường gặp. Dưới đây là một số cách để giải quyết vấn đề này:

  • Nếu không có việc khẩn cấp, hãy dành thời giờ để mọi người cùng được cập nhật thông tin như nhau. Việc anh chị em tiếp nhận tình huống vào các thời điểm khác nhau và theo những cách khác nhau là điều tự nhiên. Điều này có thể xảy ra bất kỳ họ ở gần hay xa.
  • Hãy chia sẻ thông tin. Hãy có một bản đánh giá chuyên môn về tình trạng bệnh của cha mẹ bạn từ bác sĩ, cán sự xã hội hoặc người quản lý chăm sóc lão khoa và gửi báo cáo cho tất cả anh chị em của bạn. Hãy thử sử dụng điện thư, các công cụ chia sẻ dịch vụ chăm sóc trực tuyến và/hoặc là các cuộc họp mặt gia đình trực tiếp để giúp mọi người theo kịp các vấn đề và thông tin chăm sóc.
  • Hãy nhớ rằng cha mẹ thường nói với con cái nhiều việc khác nhau về những cảm nghĩ thường ngày. Đây là một lý do chính đáng để giữ cho các mối dây liên lạc với nhau và cố gắng tập hợp thông tin về sức khỏe của cha mẹ bạn cho các thành viên.

Hãy Cố Gắng Tách Rời Nhu Cầu của Cha Mẹ Ra Khỏi của Riêng Bạn—và Các Cuộc Chiến Hôm Qua Ra Khỏi Những Quyết Định Hôm Nay

Điều bạn cảm thấy tự hào khi có thể giúp đỡ cha mẹ mình, hoặc cảm thấy hài lòng cho rằng mình đang làm điều gì đó quan trọng và có giá trị là chuyện tự nhiên. Khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn, những người chăm sóc cảm thấy sung sướng về những gì họ đang làm và cảm thấy ít gánh nặng hơn.

Nhưng bạn cũng có thể có những nhu cầu cảm xúc khác mà bạn ít ý thức hơn, chúng có thể thực sự làm cho mọi thứ khó khăn hơn cho bạn. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy bạn phải làm cho Mẹ mình hạnh phúc— khi bà chưa bao giờ là một người hạnh phúc hoặc đã phải chịu những mất mát đau đớn—bạn có thể đang chuẩn bị cho một nhiệm vụ ngoài tầm tay của bạn. Bạn có thể đảm bảo rằng cha mẹ bạn được chăm sóc chu đáo nhưng đó không phải là công việc của bạn—cũng không phải lúc nào cũng có thể–để làm cho họ được hạnh phúc.

Do dó, hãy cố gắng tập trung vào những điều thiết yếu mà cha mẹ bạn cần để được chăm sóc tốt. Ví dụ, nếu bạn cứ dành làm tất cả các việc mua sắm cho Mẹ bởi vì chỉ có mình bạn mới biết những gì bà thích, bạn có thể tự làm mình kiệt sức. Và có thể xẩy ra bất đồng nếu cô em của bạn mua cho bà một loại cá ngừ mang nhản hiệu khác mà bạn muốn.

Khi những nhu cầu xưa như cần được yêu thương và chấp thuận bị khuấy động lên, nó có thể dấy lên sự ganh tị của anh chị em. Rốt cuộc, bạn không phải là người con duy nhất cần cảm thấy quan trọng đối với Mẹ hay Bố. Vì vậy, khi bạn thảo luận về việc Bố cần một chiếc xe lăn đắt tiền hơn hoặc Mẹ vẫn an toàn ở nhà, hãy cố gắng giữ cuộc thảo luận trên các vấn đề cụ thể trước mắt, chứ không phải về các vấn đề bạn quan tâm nhất hoặc biết điều gì là tốt nhất.

Dấu Hiệu Chứng Tỏ Bạn Đang Hành Động vì Nhu Cầu Cảm Xúc hoặc Chiến Đấu với Những Cuộc Chiến Cũ

  • Mức độ cảm xúc của bạn không tương xứng với điều cụ thể đang được thảo luận ngay lúc này. Ví dụ: tham gia vào một cuộc tranh luận sôi nổi về việc bạn có nên đi đưa Bố đi bác sĩ vào tuần tới hay không.
  • Bạn hoặc anh chị em của bạn chỉ trích cách bạn nghĩ về cá tính của người khác, ví dụ: ích kỷ, hách dịch, không quan tâm, vô trách nhiệm hoặc tồi tệ hơn nữa.
  • Bạn cảm thấy rằng không ai trong số anh chị em mình hiểu Mẹ cần gì theo cách bạn làm và bạn là người duy nhất có thể hiểu rõ và làm điều đó.
  • Bạn hoặc anh chị em của bạn kết luận một cuộc thảo luận, ví dụ, “Anh/Chị/Em luôn luôn làm điều này!”
  • Bạn hoặc anh chị em của bạn chỉ trích cách cảm nhận của người này người kia, ví dụ, “Anh/Chị/Em không lo lắng bất quan tâm gì về Mẹ.”

Khi bạn trở nên giận dữ hoặc bị tổn thương một cách quá mức trong một cuộc tranh cãi với anh chị em của mình, hãy cố gắng lắng dịu xuống, bình tĩnh lại và chỉ tập trung vào vấn đề trước mắt, ví dụ như đưa Bố đến cuộc hẹn bác sĩ của ông.

Mẹo để Thắng Được Thêm Sự Hổ Trợ từ Anh Chị Em của Bạn

  1. Hãy cố gắng chấp nhận anh chị em của mình—và cha mẹ mình—như họ thực sự là họ, chứ không phải là người bạn muốn họ. Gia đình phức tạp và không bao giờ hoàn hảo. Không có những cái “nên” về chuyện mọi người nên cảm thấy như thế nào. Họ không phải là người xấu hay trẻ em xấu nếu họ không cảm nhận giống như bạn. Nếu bạn có thể chấp nhận điều này, bạn có khả năng nhận được nhiều hỗ trợ hơn từ họ, hoặc, ít nhất, có ít xung đột hơn.
  2. Không nên đơn giản hóa quá mức. Rất dễ dàng để nghĩ rằng bạn hoàn toàn đúng và anh chị em của mình đều sai—hoặc lười biếng, vô trách nhiệm, không quan tâm, v.v. Mỗi người có một mối quan hệ khác nhau với cha mẹ của bạn, và mỗi người có một quan điểm chắc chắn sẽ khác nhau
  3. Hãy tự hỏi mình thực sự muốn gì từ anh chị em của mình. Trước khi bạn có thể yêu cầu mình muốn gì, bạn cần phải tìm hiểu điều này, và điều đó không phải lúc nào cũng đơn giản như bạn tưởng. Trước tiên, hãy tự hỏi mình là liệu bạn có thực sự muốn được giúp đỡ hay không. Nhiều người chăm sóc ngoài miệng nói rằng họ muốn nhưng thực tâm lại không mong muốn giúp đỡ. Vì vậy, hãy suy nghĩ cho kỹ. Bạn có muốn anh chị em làm một số nhiệm vụ nhất định thường xuyên hay không? Bạn có muốn thỉnh thoảng họ giúp cho bạn có được thời gian nghỉ ngơi hay không? Hay bạn cảm thấy mình có thể lo liệu mọi việc nhưng bạn thích họ đóng góp tiền bạc cho các dịch vụ hoặc đi nghỉ ngơi?
  4. Hoặc—và đây là một điều lớn lao cho nhiều người chăm sóc—bạn có thực sự không muốn họ làm bất cứ điều gì ngoài việc bạn muốn được hỗ trợ cảm xúc nhiều hơn hay không? Nhiều người chăm sóc cảm thấy cô đơn, cô lập và không được biết ơn. Nếu bạn thích anh chị em gọi hỏi thăm nhiều hơn, hãy yêu cầu họ gọi mỗi tuần một lần. Và nói với họ biết rằng sẽ thực sự giúp ích bạn nếu họ nói “cảm ơn” hoặc nói với bạn rằng bạn đang làm một công việc tốt. Họ có nhiều cơ hội làm điều này nếu bạn không chỉ trích họ vì những gì họ không làm.
  • Hãy yêu cầu giúp đỡ một cách rõ ràng và có hiệu quả.
  • Yêu cầu là bước đầu tiên. Bạn có thể hỏi sự giúp đỡ bằng cách nói là: “Anh/ chị/ em có thể ở lại với mẹ mỗi thứ Năm hay không? Tôi cần phải đi chợ cho cả tuần và sự giúp đỡ của anh/chị/em sẽ cho tôi thời gian cho chính mình. Đừng rơi vào cái bẫy chung của lối suy nghĩ là, “Mình không nên hay ngại hỏi.” Anh chị em của bạn có thể cho rằng bạn có được mọi đủ mọi thứ nên họ không nhận ra trách nhiệm thêm và “gánh nặng.” Họ cũng có một cuộc sống riêng và những khó khăn của chính họ và đôi khi họ không thể đọc được ý nghĩ của bạn. Với lại, nếu bạn không biết chắc chắn và chính xác những gì bạn muốn từ họ, đôi khi bạn có thể đang cho họ những nhận thức không rõ ràng.
  • Hãy yêu cầu một cách trực tiếp và cụ thể. Nhiều người chăm sóc gợi ý hoặc phàn nàn hoặc gửi các bài báo trên tạp chí về những khó khăn của chăm sóc người cao niên cho các thành viên trong gia đình. Nhưng chiến lược này không có kết quả.
  • Hãy yêu cầu việc gì thực tế. Người ta nhận được nhiều hơn khi yêu cầu những điều có thể. Do đó, hãy xem xét mối quan hệ anh chị em của bạn đối với Mẹ hoặc Bố và yêu cầu những gì người đó thực sự có thể cung cấp. Nếu em gái bạn không thể dành mười phút cho mẹ mà không la hét với mẹ, đừng yêu cầu cô ấy dành thời gian cho Mẹ; yêu cầu một cái gì đó dễ dàng hơn cho cô ấy, như làm giấy tờ hoặc đi chợ.
  1. Hãy để ý cách bạn yêu cầu sự giúp đỡ như thế nào–và tránh xa chu kỳ cảm giác tội lỗi và nóng giận.
  • Hãy tránh làm cho anh chị em của bạn cảm thấy có tội lỗi. Đúng vậy, thật đấy. Cảm giác tội lỗi làm cho mọi người không thoải mái và phải tự vệ. Họ có thể tức giận, xem nhẹ hoặc chỉ trích những gì bạn đang làm, hoặc tránh mặt bạn. Điều đó có thể làm bạn tức giận, và sau đó bạn sẽ cố hơn nữa để làm họ cảm thấy có lỗi. Họ sẽ tấn công lại hoặc rút lui nhiều hơn nữa. Và bạn sẽ đi vào vòng luẩn quẩn.
  • Nhiều khi anh chị em của bạn sẽ chỉ trích bạn vì họ thực sự quan tâm đến cha mẹ. Hãy cố gắng lắng nghe những mối quan tâm này mà không phán xét và xem xét liệu đó có phải là phản hồi hữu ích hay không. Đồng thời, hãy mạnh dạn bằng cách yêu cầu sự biết ơn đối với tất cả những gì bạn đang làm – và nhớ nói lời cảm ơn trở lại khi ai đó giúp ích cho bạn,
  • Hãy cẩn thận với cách nói và lời nói của bạn khi bạn yêu cầu một điều gì đó. Không phải lúc nào cách chúng ta nói với người khác cũng dễ nghe. Bạn có thể nghĩ rằng bạn đang yêu cầu giúp đỡ một cách nhẹ nhàng, nhưng nếu bạn tức giận, đó là giọng điệu mà anh chị em của bạn sẽ nghe thấy. Và họ có thể phản ứng theo những cách không ích lợi. 
  1. Hãy nhận trợ giúp từ một chuyên gia bên ngoài gia đình. Các gia đình có sự thân thích lâu dài, phức tạp, và trong quảng thời gian có nhiều cảm xúc này, thường rất khó để giao tiếp với nhau mà không có phản ứng bất hoà, hiểu lầm hoặc tranh chấp với các câu chuyện cũ. Ngay cả những gia đình có mối tương hoà nhất đôi khi cũng có thể sử dụng sự giúp đỡ của một chuyên gia ngoài cuộc có cái nhìn khách quan. Những người như tâm lý gia đình, cán sự xã hội, quản lý chăm sóc lão khoa, bác sĩ hoặc giáo sĩ có thể giúp anh chị em gây dựng lên những gì có thật về sức khỏe và nhu cầu của cha mẹ để giúp phân phối trách nhiệm một cách công bằng hơn. Trong các cuộc họp gia đình, họ có thể giúp bạn tập trung vào vấn đề đang có ngay trước mặt và giúp bạn tránh đưa ra những tranh luận cũ.
  2. Hãy tránh xa các cuộc tranh chấp quyền lực về việc phân công quyền hạn pháp lý cho cha mẹ bạn. Cho dù bạn có được hay không dược trao cho quyền hạn pháp lý về tài chánh và sức khỏe cho cha mẹ, bạn cần nhớ rằng chính cha mẹ bạn là người đã làm những quyết định này. Nếu bạn được mẹ hoặc cha của bạn ủy quyền, hãy chắc chắn giữ hồ sơ chi tiết và gửi báo cáo đến anh chị em của bạn về các khoản tiền của mẹ đã được chi tiêu như thế nào. Điều này có vẻ như sinh ra thêm rất nhiều việc, nhưng luật pháp bắt buộc bạn việc lưu giữ hồ sơ, rõ ràng/thảng thắn sẽ làm giảm sự ngờ vực hoặc sai lạc—và tránh các vụ kiện tụng. Nếu một anh chị em đã được trao quyền hợp pháp, hãy cố gắng chấp nhận quyết định của cha mẹ bạn và đừng coi đó là một cuộc tấn công cá nhân vào bạn. Hãy cố gắng hết sức để làm việc với anh chị em có thẩm quyền bằng cách trình bày các chi phí và hóa đơn một cách minh bạch. Nếu người giữ tài chánh không hợp tác, thì hãy đưa một chuyên gia đến để giải thích nhu cầu của cha mẹ bạn và hòa giải. Nếu bạn lo ngại về lợi dụng, thay đổi di chúc hoặc ảnh hưởng thái quả, hãy liên hệ với Chương Trình Bảo vệ Người Cao Niên và Khuyết Tật tại địa phương của bạn.
  3. Đừng để tranh chấp thừa kế xé nát gia đình bạn. Nếu bạn cảm thấy bị đối xử không công bằng qua cách cha mẹ bạn đã chia tiền bạc và tài sản của họ, thì việc bạn thấy bất mãn cũng là chuyện thường thôi, nhất là khi bạn đang đau khổ. Bạn có thể cảm thấy rằng bạn xứng đáng được nhiều hơn vì bạn đã chăm sóc cha mẹ của bạn. Nếu đó là những gì bạn cảm thấy, bạn cần thảo luận điều này với cha mẹ khi họ còn sống và họ có thể đưa ra những quyết định này. Nếu bạn nghi ngờ hành vi xấu của một anh chị em khác, thì đây là lúc để tham khảo ý kiến luật sư hoặc Chương Trình Bảo Vệ Người Cao Niên và Khuyết Tật.

Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy hầu hết các bậc cha mẹ cảm thấy cần để lại tài sản của họ như một dấu hiệu của lòng yêu thương các con đồng đều. Khi họ phân chia mọi thứ không đồng đều, thường là vì họ lo lắng rằng một đứa con nào đó sẽ có nhu cầu lớn hơn. Dù bất kỳ lý do gì, hãy nhớ rằng đó là cha mẹ của bạn, không phải anh chị em của bạn, là người đã quyết định điều này. Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi bạn mang sự tức giận hoặc thất vọng của bạn đến với anh chị em mình. Anh chị em sẽ mãi còn ở lại với bạn, và mối quan hệ này trở nên quan trọng hơn sau khi cha mẹ qua đời.

Tóm Lại

Đối phó với anh chị em về việc chăm sóc cha mẹ có thể khó khăn, phức tạp và đầy cảm xúc. Điều quan trọng là phải hiểu cảm xúc của chính bạn vào thời điểm thử thách này và cố gắng có lòng nhân từ với anh chị em của bạn, ngay cả khi bạn không đồng ý. Hãy yêu cầu một cách trực tiếp và cụ thể những gì bạn cần từ họ mà không cảm thấy tội lỗi hay tức giận. Nếu bạn không thể, hoặc có xung đột, hãy cần có một chuyên gia khách quan đến để giúp gia đình bạn giải quyết các vấn đề cần giải quyết. Động lực gia đình đã hiện hữu trước khi bạn chăm sóc (các) cha mẹ mình, và bạn có thể không thể giải quyết các xung đột hiện có ngay bây giờ theo ý bạn. Điều quan trọng là phải chắc chắn nhận được là sự hỗ trợ cho chính bạn để bạn có thể tìm thấy sự an bình trong hành trình chăm sóc của mình, và cho đến khi được hoàn tất.

Tài Nguyên

Liên Hiệp Người Chăm Sóc Gia Đình

Trung Tâm Quốc Gia về Chăm Sóc Gia Đình
(415) 434-3388 | (800) 445-8106
Trang Mạng: www.caregiver.org
Tài nguyên: www.caregiver.org/vietnamese/
Điện Thư: info@caregiver.org
Hành Trình Chăm Sóc FCA: https://www.caregiver.org/carenav
Dịch vụ Người chăm sóc theo Tiểu bang: https://www.caregiver.org/connecting-caregivers/services-by-state/

Liên Hiệp Người Chăm Sóc Gia Đình (Family Caregiver Alliance, FCA) tìm cách cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người chăm sóc qua hướng dẫn, dịch vụ, nghiên cứu và vận động. Thông qua Trung Tâm Quốc Gia về Chăm Sóc, FCA cung cấp thông tin hiện tại về xã hội, chính sách công cộng, và các vấn đề chăm sóc và cung cấp hỗ trợ trong việc phát triển các chương trình công cộng và cá nhân dành cho những người chăm sóc. Đối với cư dân Vùng Vịnh San Francisco mở rộng, FCA cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho người chăm sóc những người mắc bệnh Alzheimer, đột quỵ, chấn thương sọ não, Parkinson, và các tình trạng làm suy nhược khác gây tổn thương cho người lớn.

Tờ Thông Tin và Lời Khuyên của FCA

Danh sách tất cả các thông tin và lời khuyên có sẵn trực tuyến tại địa chỉ:  www.caregiver.org/vietnamese

Các Hội Đoàn và Đường Nối Trang Mạng Khác

Elder Care Locator (Bộ Định Vị Chăm Sóc Người Cao Niên)
eldercare.acl.gov
Một dịch vụ công của Bộ Hành Chánh Hoa Kỳ về Cao Niên có thể nối kết quý vị đến Dịch Vụ Bảo Vệ Người Cao Niên và/hoặc Cơ Quan Khu Vực vê Cao Niên tại địa phương của quý vị.

Lotsa Helping Hands (Lotsa Những Bàn Tay Giúp Đỡ)
lotsahelpinghands.com
Một trang mạng giúp bạn sáng tạo, sắp xếp, và giữ liên lạc với gia đình, bạn bè, và cộng đồng chăm sóc.

_______________________________________________________________________

Bản thông tin này được chuẩn bị bởi Liên Hiệp Người Chăm Sóc Gia Đình (FCA). Viết bởi Francine Russo và dựa trên quyển sách của tác giả, “Họ Cũng Là Cha Mẹ của Bạn! Làm Thế Nào để Anh Chị Em Có Thể Sống Còn Sau Cha Mẹ Già của Họ Mà Không Làm Họ Nổi Điên” (2010), New York: Bantam. @2011 Liên Hiệp Người Chăm Sóc Gia Đình (FCA). Giữ toàn bản quyền.